Page 215 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 215
V ũ T R Ụ V À H O A SEN
phân tích sự hội tụ này bằng cách xem xét ba khái niệm
triết học cơ bản của Phật giáo: duyên khởi, tính không và
vô thường.
Khcái niệm duyên khởi biểu thị ý tưởng mọi vật hay
sinh vật đều không thể tồn tại một cách tự lập và cũng
không tự là nguyên nhân của chính nó. Một vật chỉ có thể
được định nghĩa qua những vật khác và chi tồn tại trong
mối quan hệ với các thực thể khác. Nói cách khác, cái này
xảy ra bởi vì cái kia tồn tại. Duyên khởi là cốt lõi trong sự
biểu hiện của các hiện tượng. Người ta có thể phản đối
rằng chúng ta klrông hề cảm nhận thấy thế giới như một
tập hợp các sự vật kết nối với nhau. Mà thực tế dường như
nó được tạo hởi các thành phần hoàn toàn rời rạc - cái ghế
ở đây, cái cây ở kia - xuất phát từ các nguyên nhân và điều
kiện cũng hoàn toàn klrác nhau. Phật giáo trà lời rằng đó
chỉ là vẻ bề ngoài, rằng có tồn tại một klioảng trống sâu
thẳm giữa cách mà ta cảm nhận thế giới, bao gồm cả chính
sự tồn tại của chúng ta (đó là chân lí "tương đối" hay chân
lí "ước lệ") và cách mà nó thực sự được tạo ra (chân lí "tuyệt
đối"). Khi kinh nghiệm thường nhật làm cho chúng ta tin
rằng mọi vật có một thực tại khách quan độc lập, như tự
chúng tồn tại và có một căn cước nội tại, thì Phật giáo cho
rằng cách nhận thức các hiện tượng như thế chỉ là mệt kết
cấu của trí não và không thề đứng vững dưới sự phân tích:
chỉ khi có quan hệ và phụ thuộc vào các nhân tố khác thì
một sự kiện mới có thể xảy ra. Một vật chỉ có thể nảy sinh
nếu như nó được liên kết, có nhân và có quả. Một thực thề
222