Page 212 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 212
Tôi tin gì: lượng tử và hoa sen
số phương diện nào đó thì ông cũng sẽ chấp nhận sự phán
quyết của nó.
Phật giáo trước hết dựa trên kinh nghiệm trực tiếp.
Nó không bị đông cứng trong các giáo điều, đồng thời, có
thể gạt bỏ nếu nó kliông đe dọa phải xem xét lại tận gốc
những nền tảng của nó. Phật giáo sẵn sàng chấp nhận mọi
quan điểm về thực tại miễn là thỏa mãn những tiêu chuẩn
của chân lí đích thực. Đích thân Đức Phật cũng đã cảnh
báo các đồ đệ của mình nguy cơ về một đức tin mù quáng
và giáo điều: "Hãy kiểm chứng, Ngài nói, sự chân thực của
những lời dạy của ta giống như các ngươi kiểm chứng chất
lượng của một cục vàng, bằng cách cọ xát với đá, dùng búa
đập hay nung chảy. Đừng chấp nhận những gì ta nói chỉ vì
lòng kính trọng đối với ta". Điều đó có nghĩa không phải là
tin mà là biết. Phật không phải là Chúa Trời, mà là một con
người đã đạt giác ngộ. Ngài coi mình là người dẫn đường.
Ngài chỉ cho chúng ta con đường và mỗi chúng ta phải tự
đi trên con đường đó để đạt được giác ngộ và trạng thái
phật tính. Ngài không thể làm hộ chúng ta. Lời dạy của
Ngài như vậy không phải là giáo điều, mà giống như một
cuốn sách chi đường.
Như vậy, giống như khoa học, Phật giáo dựa trên cơ
sở thực nghiệm. Điều có vẻ đáng ngạc nhiên này sẽ không
còn như thế nếu ta ý thức được rằng khái niệm "cơ sở thực
nghiệm" kliông hẳn có cùng ý nghĩa ở hai lĩnh vực này.
Với Phật giáo, nó có ý nghĩa rộng lớn hơn. Khi Phật giáo
nói về "bằng chứng thực nghiệm", nó không chi muốn nói
219