Page 208 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 208

Tôi tin gì:  lượng tử và hoa sen


      lực và trở thành người tốt hơn. Với tôi Phật giáo chủ yếu
      là con đường nhập định để đạt được giác ngộ, với cái nhìn
      trước hết hướng vào nội tâm trong khi cái nhìn của khoa
      học  lại  chủ  yếu  hướng ra  thế  giới  bên  ngoài.  Hơn  nữa,
      Phật  giáo và klioa  học sử dụng những cách nghiên cứu
      thực tại hoàn toàn khác biệt.  Khoa học sử dụng công cụ
      là trí tuệ và lí tính.  Bằng cách chia, phân loại, phân tích,
      so sánh và đo đạc, nhà klìoa học biểu thị các định luật của
      tự nhiên bằng ngôn ngữ được xây dựng chặt chẽ là toán
      học.  Trực  giác  kliông  phải  kliông  hiện  diện  trong  khoa
      học,  nhưng  nó  chỉ  có  ích  klai  nó  có  thể  được biểu  diễn
      bằng một cấu trúc toán học chặt chẽ. Ngược lại, trực giác -
      kinh nghiệm nội tâm - có vai trò hàng đầu trong phương
      pháp nhập định. Phật giáo kliông cố phân mảnh thực tại
      như trong khoa học (cái mà người ta gọi là phương pháp
      "quy  giản  luận"),  mà  cố  gắng hiểu  được  một  cách  tổng
      thể, trong tính toàn vẹn của nó. Phật giáo klaông sử dụng
      các công cụ đo đạc tinh vi - như kính thiên văn, máy gia
      tốc hạt hay các kính hiển vi - cơ sở thực nghiệm của klaoa
      học. Những phát biểu của Phật giáo thường có bản chất
      định tính hơn định lượng, khác xa với ngôn ngữ tinh vi và
      chính xác của toán học. Tôi e rằng Phật giáo có ít điều để
      nói về bản chất của thế giới hiện tượng, bởi đó kliông phải
      là mối  quan  tâm hàng đầu,  trong khi nó lại là mối quan
      tâm cơ bản của khoa  học.  Với Phật giáo, việc thụ đắc tri
      thức trước hết là vì mục tiêu "điều trị": làm nhẹ bớt đi nỗi
      đau khổ của con người.


                                                        215
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213