Page 203 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 203
Vũ TRỤ VÀ HOA SEN
ta mới hi vọng đạt được sự thanh thản và hạnh phúc, Chỉ
một mình khoa học thôi thì klaông đủ khả năng phát triển
trong chúng ta những phẩm chất nhân văn mà một cuộc
sống hạnh phúc cần phải có, bởi bản thân klaoa học không
thể sinh ra đạo lí.
Để chứng minh cho điều đó, tôi muốn nêu dẫn chứng
về sự chênh lệch rất lớn đôi klri tồn tại giữa thiên tài khoa
học và những giá trị nhân vãn của một cá nhân, một sự
chênh lệch đã khiến tôi băn khoăn rất nhiều khi tôi tới
Caltech ở tuổi 19. Rất ngây thơ, tôi đã tin rằng sự tinh
thông và sáng tạo của các đỉnh cao khoa học mà tôi được
gặp sẽ biến họ thành các siêu nhân ở mọi phương diện, đặc
biệt là trong quan hệ con người. Tôi đã thất vọng một cách
cay đắng. Ta có thể là một nhà klaoa học lớn, một thiên tài
trong lĩnh vực của mình, nhưng vẫn chi là một con người
tầm thường nhất trong cuộc sống thường nhật. Các nhà
khoa học cũng không khá hơn hay tồi tệ hơn mức trung
bình của con người.
Lịch sử khoa học đầy rẫy những ví dụ về các trí tuệ
lớn nhưng lại có hãnh vi không mấy vẻ vang về mặt nhân
văn. Chẳng hạn như Nevvton, người cùng với Einstein, là
nhà vật lí lớn nhất từ trước tới nay. Thế nhưng trong khi
trí tuệ của Newton rộng lớn như vũ trụ, tâm hồn ông ôm
trọn được toàn bộ vũ trụ, thì con người ông lại thật hẹp
hòi và tầm thường, ông đã buộc tội một cách sai lầm nhà
bác học người Đức Gottừied Leibniz đánh cắp phát minh
về phép vi tích phân, trong khi ông này đã nghĩ ra nó một
21 0