Page 219 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 219
V ũ T R Ụ V À H O A SE N
của hạt phải được định xứ trên hạt, độc lập với hành động
quan sát. ông tán thành với cái được gọi là "thực tại địa
phương". Theo Einstein, sở dĩ cơ học lượng tử không giải
thích được quỹ đạo xác định của một hạt là bởi nó không
tính tới các tham số phụ, gọi là các "biến ẩn". Do đó nó
không đầy đủ.
Trong một thời gian dài, thí nghiệm EPR vẫn chỉ là
một thí nghiệm tưởng tượng. Các nhà vật lí không biết làm
thế nào để thực hiện nó trên thực tế. Năm 1964, John Bell,
một nhà vật lí làm việc tại CERN (Trung tâm nghiên cứu
hạt nhân châu Âu) đã xây dựng một định lí toán học được
biết dưới cái tên "bất đẳng thức Bell", giúp cho có thể kiểm
chứng bằng thực nghiệm có tồn tại các biến ẩn hay không.
Định lí này cho phép biến một tranh luận siêu hình thành
một thí nghiệm cụ thể. Năm 1982 tại Orsay, nhà vật lí người
Pháp Alain Aspect và nhóm của ông đã thực hiện một loạt
các thí nghiệm với các cặp photon (được các nhà vật lí gọi
là các photon "bị vướng víu") để kiểm tra hiệu ứng EPR.
Kết quả klaông thể phủ nhận: các bất đẳng thức Bell đều bị
vi phạm một cách có hệ thống. Nghĩa là Einstein đã nhầm.
Trong thí nghiệm của Aspect, các photon A và B ở cách xa
nhau 12m, thế nhưng B luôn "biết" ngay lập tức A làm gì.
Ta biết hiện tượng này là tức thời bởi vì một tín hiệu ánh
sáng truyền thông tin từ A sang B không có đủ thời gian
để đi hết 12 m. Thực vậy, các đồng hồ nguyên tử, gắn với
các máy để dò A và B, cho phép đo một cách chính xác thời
điểm tới của mỗi photon. Sự kliác biệt giữa hai thời gian tới
226