Page 221 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 221

V ũ   T R Ụ   V À   H O A   SEN


          Con lắc Eoucault


              Không gian không chỉ là không thể phân chia ở thang
          hạ nguyên tử, mà cả ở thang toàn vũ trụ. Điều này đuợc
          chứng tỏ bởi một thí nghiệm cũng nổi tiếng không kém đó
          là con lắc Poucault.
              Điều mà nhà vật lí người Pháp Léon Poucault muốn
          chứng minh không phải là "tính hất khả tách" của vũ trụ
          mà là sự quay quanh mình nó của Trái Đất. Năm 1851, trong
          một thí nghiệm mà hiện nay được tái hiện trong nhiều bảo
          tàng trên  thế  giới, ông đã  treo  một  con lắc  từ vòm điện
          Panthéon ở Paris. Chúng ta đều biết rõ hành vi của con lắc
          này:  sau khi được thả ra, mặt phẳng dao động của nó sẽ
          quay theo thời gian. Nếu ta thả nó theo hướng Nam-Bắc,
          thì sau vài giờ nó sẽ dao động theo hướng Đông-Tầy. Còn
          nếu như ở các cực của Trái Đất, thì con lắc sẽ quay trọn một
          vòng sau đúng 24 giờ. Tại Paris, do ảnh hưởng của vĩ độ,
          con lắc chỉ xoay được một phần của vòng sau một ngày.
          Tại sao hướng của con lắc lại bị thay đổi? Poucault đã trả
          lời một cách đúng đắn rằng chuyển động này chỉ là biểu
          kiến: thực ra mặt phẳng dao động của con lắc là cố định;
           chính Trái Đất mới quay. Và khi đã chứng minh được Trái
           Đất quay bằng cách như thế, ông dừng lại ở đó.
               Nhưng câu trả lời của Poucault là chưa đầy đủ, bởi một
           chuyển động chỉ có thể được mô tả khi so với một cái gì
           đó bất động.  Đó  chính là nguyên lí  tương đối  do Galilei
           tìm ra và đã được phát triển tới mức cao nhất bởi Einstein:


           228
   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226