Page 223 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 223

vũ T R Ụ   V À   H O A   SEN


           chúng mới không trôi  ra khỏi mặt phang dao động của
           con lắc.
               Kết luận rút ra từ thí nghiệm này thật lạ lùng; con lắc
           Poucault điều chỉnh hành vi của nó không phải theo môi
           trường địa phương mà theo những thiên hà ở xa xôi nhất,
           chính xác hơn là theo toàn bộ vũ trụ, bởi vì gần như toàn
           bộ khối lượng thấy được của vũ trụ không phải tập trung
           ở các ngôi sao gần nhất mà ở trong các thiên hà xa xôi này.
           Nói  cách khác, những gì  xảy ra  ở chỗ chúng ta  lại  được
           quyết định trong klioảng bao la của vũ trụ, những gì xảy ra
           trên hành tinh nhỏ nhoi của chúng ta đều phụ thuộc vào
           toàn bộ cấu trúc của vũ trụ!
               Tại sao con lắc Poucault lại có hành vi như thế? Hiện
           nay chúng ta vẫn chưa có câu trả lời. Nhà vật lí người Áo
           Ernst Mach (tên của ông được dùng làm đơn vỊ đo tốc độ
           siêu thanh) nhìn thấy ở đó một loại vật chất và ảnh hưởng
           của nó hiện diện khắp nơi. Theo ông, khối lượng của một
           vật - đại lượng đo quán tính của nó, tức là sự kháng cự chống
           lại chuyển động - là kết quả tác động của toàn bộ vũ trụ lên
           vật đó. Đây chính là cái mà người ta gọi là "nguyên lí Mach",
           được phát biểu từ cuối thế ki 19. Khi bạn khổ sở đẩy chiếc ô
           tô bị hỏng, sự kháng cự chống lại chuyển động của nó xuất
           phát từ toàn bộ vũ trụ. Chúng ta lại tìm thấy ở đây khái niệm
           duyên khỏi của  Phật  giáo:  mỗi bộ  phận  đều mang  ừong
           nó tứih toàn thể, và phụ thuộc vào tất cả các bộ phận còn
           lại. Mach chưa bao giờ mô tả chi tiết về sự ảnh hường phổ
            quát bí ẩn này, nó khác với hấp dẫn, và sau ông vẫn chưa ai


            230
   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227   228