Page 220 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 220

Tôi tin gì:  Iượng tử và hoa sen


      nhỏ hơn vài phần mười tỉ của giây (nó chắc là bằng klaông
      nhưng các đồng hồ nguyên tử hiện nay chưa cho phép đo
      chính xác hơn 10 ’° giây). Mà với 10 ’° giây ánh sáng mới đi
      được 3 cm, nhỏ hơn rất nhiều khoảng cách 12 m giữa hai
      photon.  Trong  thí  nghiệm  gần  đây  hơn,  được  thực hiện
      vào năm 1998, bởi nhà vật lí người Thụy Sỹ Nicolas Gisin
      và nhóiư của ông tại Genève, các photon cách xa nhau 10
      km, thế nhưng hành vi của A và B vẫn tương Uêri với nhau
      một cách hoàn hảo. Những kết quả này làm choáng váng
      lương tri.
          Vật lí cổ điển nói với chúng ta rằng hành vi của A và
      B  phải  hoàn  toàn  độc  lập  bởi  chúng  không  thể  liên  lạc
      được với nhau. Vậy làm thế nào giải thích được việc B luôn
      "biết" A làm  gì?  Vấn  đề này chỉ  đặt ra nếu  chúng ta  giả
      định như Einstein rằng thực tại bị chia nhỏ và định xứ trên
      mỗi photon. Thế nhưng, nghịch lí này sẽ kliông xảy ra nếu
      chúng ta chấp nhận rằng A và B thuộc cùng một thực tại
      tổng thể, bất chấp klioàng cách giữa chúng là bao nhiêu,
      thậm chí ngay cả khi chúng nằm ở hai  phía biên của vũ
      trụ.  A không cần phải gửi  tín hiệu nào cho B hết, bởi  cả
      hai  đều  thuộc cùng một  thực  tại.  Cả  hai  photon luôn có
      mối liên hệ với nhau bởi một tương tác bí ẩn. Thực nghiệm
      EPR đã  loại  bỏ  hoàn  toàn  mọi  ý  tường về  tính  định  xứ.
      Nó cấp cho klaông gian một đặc tính tổng thể. Khái niệm
      "đây" và "kia" không còn ý nghĩa nữa, bởi "đây" giống hệt
      như "kia". Các nhà vật lí gọi đó là  tính "bất klrả tách" của
      klrông gian.


                                                        227
   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225