Page 376 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 376

nghèo  đói  được  chiêu  mộ  đi  khẩn  hoang.  Chỉ  có  cuộc  khởi  nghĩa
         Tây Sơn là to lớn.
              Năm  1747,  có  thương nhân  Hoa  kiều  Lý Văn  Quang  nổi  dậy
         ở Gia Định,  tập hỢp  300  người, chiếm  hãi Đông  Ph(7.  xưng là  Đông
         Phô" đại  vương,  chống  lại  chính  quyền  họ  Nguyễn,  giết  khâm  sai
         Nguyễn  Cư  Cận,  định  chiếm  dinh  Trấn  Biên.  Đây  là  toán  giặc
         khách,  có  mưu  sự  xưng  bá  đồ  vương  trên  đất  nước  ta.  Do  không
         đưỢc  người  nước  ta  theo  nên  chỉ  sau  một  thời  gian  ngắn  cầm  cự,
         bọn Lý Văn Quang 57 người bị quan quân ta bắt giêt.
              Ngoài ra, có mấy vụ nổi dậy của dân thiểu sô" ở dãy núi Trường
         Sơn và vùng Tây Nguyên,  của  người  Chăm và  người  Khư  Me.  Quan
         trọng  có  sự  kiện  năm  1746,  người  Chăm  nổi  dậy  ỏ  Thuận  Thành,
         người  Chăm  Rê  ở  miền  núi  Quảng  Ngãi.  Quân  Nguyễn  phải  lập  6
         đạo  binh  phòng  giữ.  Năm  1770,  người  Chăm  Rê  lụi  nổi  dậy  mãnh
         liệt,  đánh  xuống  đồng  bằng.  Chúa  Nguyễn  phải  điều  động  thêm
         quân lính hai phủ Quy Nhơn và Phú Yên mới đàn áp được yên.
              Giữa  thê  kỷ XVIII,  có  những cuộc  bạo  động lẻ  tẻ.  Năm  1769,
         có cuộc nổi dậy của  Lía ở Quy Nhơn quy  mô khá to  lớn.  Lía còn có
         tên là Đoan,  là  một nông dân nghèo có sức khoẻ.  giỏi  võ  nghệ,  tính
         khí  khái,  thuở  nhỏ  đi  ở  bị  địa  chủ  cường  hào  hành  hạ,  sau  vào
         rừng, tập hỢp dân nghèo đói nối  dậy, cướp của nhà  giàu  phân chia
         cho kẻ nghèo đói. Từ căn cứ Truông Mây, Lía từng đem quân đánh
         giết lũ cường hào gian  ác,  được dân chúng Quảng Ngãi,  Quy Nhơn
         mến phục.  Chúa Nguyễn phải dùng đại quân mới dàn  áp  nối.
              TRƯƠNG  PHÚC  LOAN  CHUYÊN  QUYỀN  -  Năm  1765.  Võ  vương
         Phúc Khoát mất, trước đã lập người con thứ, 9 là  Kiêu  (Hiệu) làm thế
         tử  nôi  nghiệp.  Bấy  giờ,  thê" tử  đã  mất  trước  rồi,  người  con  thê  tử  là
         Phúc  Dương còn  nhỏ.  Người  con  trưởng  Võ  vương  cũng  mất  rồi.  Võ
         vương để di chiếu lập người con thứ hai là Chương (thân sinh ra Phúc
         Ánh  tức  Gia  Long  sau  này)  kê" vỊ.  Nhưng  quyền  thần  Trương  Phúc
         Loan,  ý  muôn chuyên  quyền  làm  bậy,  đổi  tò  di  chiếu,  lập  người  con
         thứ 16 là Phúc Thuần mới  12 tuổi lên làm chúa, gọi là Định vương.
               Trương  Phúc  Loan  nắm  giữ  mọi  quyền  chính,  tham  lam,  tàn
         ác,  vơ vét  mọi  tài  nguyên  quốc gia  không chừng  mực  nào,  giết hại
         nhiều quan văn võ không theo bè đảng mình, lại  kiêu  ngạo quá độ,
         không còn coi  ai  ra  gì,  cho  nên  dân  chúng oán  ghét,  các  người tôn
         tộc họ Nguyễn cũng không ưa.  Các quan, các tướng của họ Nguyễn
         cũng đều  không phục cả.  Vì thê  nên có việc  quân  Tâv  Sơn  nôi  dậy
         và quân chúa Trịnh Đàng Ngoài vào đánh chiếm  Phú Xuân.
         376
   371   372   373   374   375   376   377   378   379   380   381