Page 371 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 371
Doanh cấm nghiêm ngặt hơn, không cho người trong nước theo
đạo, lại giết cả các đạo trưởng và đạo đồ.
Việc cấm đạo râ"t nghiêm, mà người đi giảng đạo vẫn không
sỢ luật nước, cứ cô sức dụ cho được nhiều người theo đạo. Rồi dần
dần người trong nước phân ra bên lương vả bên giáu, ghen ghét
nhau như người thù địch. Các chúa thấy dùng phép thương không
cấm được, mới dùng đến cực hình đê trừng trị, giết hại nhiều
người vô tội.
Ví phỏng người phương tây sang buôn bán bên nước ta không
mang theo giáo sĩ truyền đạo Gia Tô hay vua chúa và người nước
ta xưa biết hao dung dán chúng tin theo tôn giáo này thì sự trao
đổi hàng hoá sẽ tôd đẹp, cả đôi bên cùng có lợi. Có người vạch ra
mặt trái của việc truyền đạo là đạo quân tiền phong của tư bản
thực dân, mở đường cho chúng cướp nước thì cũng không đúng;
Chỉ một sô" ít chứ không phải tất cả giáo sĩ truyền đạo đều ăn
lương, làm tay sai phục vụ cho lũ tư bản thực d<ân cướp nước.
Thương thuyền các nước Au châu sang buôn bán bên Trung
Quốc, bên nước ta và các nước khác, nếu chỉ có những sự mua bán
theo thoả thuận đỗi bên, là điều hay. Vì chúng phải chịu chính
quyền bản xứ đánh thuế, nên lợi nhuận không dược nhiều lắm,
nên xảy ra điều rất đáng phàn nàn như bọn tư bán, nhân chính
quốc có lực lượng quân sự mạnh, tính đến sự đánh chiếm nước yếu
kém, lập làm thuộc địa, thì tha hồ mua rẻ, bán đắt. Chúng lại
chiếm đoạt khai thác các tài nguyên, bắt dân bản xứ làm nô lệ làm
cho chính quốic có được rất nhiều lợi lộc.
TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ
VĂN HOẢ THẾ KỶ XV ĐẾN THÊ KỶ XVIII
Nền tảng kinh tê vẫn là nông nghiệp. Tình hình chung so với
trước có sự tiến triến, nhưng không nhiều, trừ ngoại thương.
Thế kỷ thứ XV, không kể những năm đầu đen tôl dưới triều
nhà Hồ và thời thuộc Minh, dưới các triều vua Lê Thái Tố và Lê
Thánh Tông, nước ta cường thịnh.
Nhưng sang thế kỷ XVI, các vua Lê hèn yếu, hoang dâm, xa
xỉ, nước loạn lạc. Triều thần có binh quyền tranh giành quyền lợi,
địa vị, đánh lẫn nhau. Mạc Đăng Dung quỷ quyệt diệt trừ được
các lực lượng quân phiệt, thoán vị. Nguyễn Kim, Trịnh Kiêm nổi
dậy chông họ Mạc. Trịnh, Mạc đánh nhau, Trịnh diệt được Mạc
cuổi thế kỷ XVI, nhưng họ Nguyễn xưng hùng ở phương nam.
371