Page 366 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 366
buôn bán với Đàng Ngoài, được phép đi sâu khắp nơi inua hàng, có
ý mong muôn người nước này giúp đỡ đế đánh Đàng Trong. Thông
đốic Hà Lan ở Nam Dương (Inđônêxia) gửi binh thuyền súng đạn
sang giúp chúa Trịnh đi đánh chúa Nguyễn lần thứ ha, năm 1643.
Trong chiến trận này. quân Trịnh không tiến đánh được, do quân
Nguvễn cô' thủ vững chãi đất mình, tuy phải vất vá nhiều mới
đánh đuối được chiến hạm Hà Lan. Trịnh Tráng lại yêu cầu người
Hà Lan giúp 200 chiến thuyền và 5 vạn binh sĩ, nếu không thì lui
tới buôn bán phải theo lệ cũ nộp 25.000 lạng bạc thuế. Khó lòng
can thiệp quân sự, người Hà Lan đành chịu nộp thuê cao. Họ
thường tặng nhà chúa vài khâu súng, đạn diíỢc, len dạ, vái lanh,
xa xỉ phẩm như gương khung vàng. Hàng mua đi chủ yếu là tơ.
Người Hà Lan cũng giao dịch với Đàng Trong, được lập
thương điếm ơ Hội An. Chúa Nguyễn nghi ngờ có người Đàng
Ngoài trong tàu Hà Lan, nên đuôi họ vê Nam Dương.
Suôt nửa cuô'i thê kỷ XVII, việc người Hà Lan buôn bán ở
Đàng Ngoài hưng thịnh. Nhưng đến cuôì thê kỷ này, do có sự cạnh
tranh với nhiều nước, mà tơ lụa của ta chất lượng thua hàng của
Trung Quốc và Nhật Bản, nên thưa thớt dẩn. Sang thế kỷ XVIII,
thỉnh thoáng mới có tàu Hà Lan vào mua bán. rồi vắng bóng dần.
NGƯỜI ANH - Năm 1600, Công ty Đông Ấn Anh thành lập.
Nám 1613, có phái đoàn Cáccaođen và Pi Cóc đến Hội An xin
buôn bán, có thái độ ngang ngược hỗn xược, chúa Nguvễn bắt xử
tử và tịch thu hàng hoá.
Năm 1616, người Anh đến buôn bán vối Dàng Ngoài. Do có
sự cạnh tranh vối người Hoa, người Nhật, nên lợi lộc chắng được
mấy. Năm 1672, tàu Đăng chơ thương đoàn Anh do Cip Pho cầm
đầu đến Đàng Ngoài xin buôn bán. Chúa Trịnh Tạc cho mơ thương
điếm ở Phố Hiến. Gip Pho tô chức buỗn bán chu đáo 4 năm rồi về.
Năm 1679, một người Anh khác đút tiền cho bà phi chúa Trịnh, được
mơ thương điếm ngay tại Kẻ Chợ. Việc buôn bán bấy giờ đã sút kém.
Năm 1697, thương điếm đóng cửa. Từ đó đến năm 1720, thỉnh
thoảng mới có thương thuyền Anh qua lại Đàng Ngoài.
Năm 1695, thương thuyền Anh của Bao La cập bến Hội An,
xin với chúa Nguyễn buôn bán. Bấv giờ. Hội An đã gần hết thòi
thịnh vượng, lại có sự cạnh tranh với người Nhật Ban ơ dấy, nên
bất lợi.
Với ý định cướp nước, Công ty Đông Ân Anh quyết tìm cách
bám lấy Đàng Trong. Năm 1702, chúng tràng trỢn xâm lược đảo
366