Page 364 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 364
Hoà, Mỹ Tho. Bọn họ hàng tôi tố Mạc Cửu khai khẩn vùng Hà
Tiên, Rạch Giá. Một số^ Hoa Kiều cũng mộ dân lưu vong khai thác
đất hoang tạo thành trang trại. Chúa Nguyễn còn sử dụng quân sĩ
(khi không còn chiến tranh) đi lập đồn điền cho nhà nước. Lại cho
phép quan lại, địa chủ nuôi nô tỳ, dùng vào việc canh tác, khấn
hoang. Lực lượng này góp phần đáng kể vào việc khai thác đất đai
Đàng Trong. Đất Thuỷ Chân Lạp cũ đã biến thành vựa thóc. Điều
đáng tiếc là trong công việc này, họ Nguyễn chỉ đào tạo nên một sô"
đại địa chủ, còn nông nô khó nhọc nhiều vẫn hoàn kiếp nông nô.
Đáng nhẽ ra chỉ cho người bỏ tiền được hưởng số ít đất khai khẩn
đưỢc làm của tư hữu, còn phần lớn phải lấy làm ruộng công, phân
cấp cho nông nô có công, biến họ thành những tiếu nông, như thê
kỷ sau Nguyễn Công Trứ thi hành ở Kim Sơn, Tiền Hái.
N(ỈƯỜI Âư CHÂU SANG NƯỚC TA
Sự ĐI TÌM ĐẤT- NGƯỜI Âu CHÂU SANG Á ĐÔNG - Mãi đến thế kỷ
XVIII, XIX tại Trung Quốc và nước ta, nền táng kinh tê vẫn là
nông nghiệp, công kỹ nghệ chỉ là tiểu thủ công đơn giản. Bên Âu
châu ngay từ thế kỷ XV, do khoa học tiến bộ kéo theo kỹ thuật.
Một sô" thị dân kinh doanh, do bóc lột công nhân, trở nên giầu có
lớn. Có tiền nhiều thì có uy thê" chính trị, lấn át luôn bọn quý tộc
có nhiều đất đai. Tầng lớp mới này là giai cấp tư sản, có thê" lực
lớn, nắm hết mọi công kỹ nghệ, càng ngày càng tiến bộ. Hàng hoá
sản xuất ra nhiều, thị trường trong nước tiêu thụ không hết, họ
tính đến sự buôn bán với các nước xa xôi.
Thời Trung Cô, người Au châu rất chuộng tơ lụa, chè của
Trung Quốc, các đồ gia vị (épices) của Ân Độ. Sang Á châu, dùng
thuyền vượt Địa Trung Hải, rồi phải qua đường bộ trên các nước
Hồi giáo, đường đi lâu lại khó khăn, nguy hiểm. Nửa cuô"i thê" kỷ
XIII, Marco Polo, người Ý, sang ở triều Nguyên Thế Tố’ 17 năm,
sau có qua nước Champa, về nước viết sách “T/ỉê giới kỳ quaiỉ\
Cuô"i thê" kỷ XV, Christophe Colomb định sang Ân Độ theo
đường biển phương tây, vượt Đại Tây Dương, tình cờ tìm ra Mỹ
Châu. Năm 1479, Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha, đi vòng qua
Hảo Vọng Giác thuộc châu Phi sang Ân Độ Dương, vào đất Ân Độ.
Năm 1521, lại có Magellan, cũng người Bồ Đào Nha, đi qua An Độ
Dương sang Thái Bình Dương, vào đất Phi Luật Tân. Từ đó, người
Au châu mới sang Á Đông ngày một nhiều. Thương thuyền các
nước ấy đua nhau sang buôn bán, nhưng bị chính quyền bản xứ
364