Page 370 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 370

Nai hay khoai  mì).  Mấy loại lương thực  này được  trồng trọt  nhiều
          khắp nơi, thường dùng trong bữa ăn bình dân.
               Người  nước  ta  xưa  chịu  ảnh  hưởng  văn  hoá  Trung  Quôh,  lễ
          nghi theo  Chu  Công,  Khổng Tử,  thờ cúng tố’ tiên  và các vị  có công
          với  nước,  với  loài  người.  Trước kia,  đạo  Phật  truyền  bá  không  gặp
          trở  ngại  gì,  người  theo  đạo  Phật vẫn  thò cúng ông vải và các thần
          thánh. Đạo Gia Tô truyền bá sang nước ta, có những người nước ta
          theo,  lễ  nghi  có  khác,  nên  bị coi  là  phá  hoại  phong  hoá,  lễ  giáo cô
          truyền  rất  hay.  Người  đã  có  tín  ngưỡng  thì  chỉ  cho  đạo  mình  là
          thật, là đúng, coi  đạo khác là tà đạo,  đạo dôi. Thòi xvfa,  người nước
          ta chưa biết đến  sự bao dung (tolérance),  nên  nhà cẳm  quyền cấm
          dân chúng theo đạo mới và đuổi các người  giảng đạo.  Người  đã tin
          tưởng  không  dễ  gì  bỏ.  Cấm  đoán  không  được,  nên  có  sự  việc  giết
          các giáo sĩ và giáo đồ,  rất đáng tiếc.
               Năm  1533,  có  người  phương  tây  là  Inêkhu  đi  đường  biến  vào
          giảng đạo ơ các xã Ninh Cường nay thuộc huyện Trực Ninh, Quần Anh
          (Hải Hậu) và Trà Lũ (Giao Thuỷ) đều là miền hiển tính Nam Định.
               Năm  1598,  giáo sĩ Tây  Ban  Nha Diego Adverte đến  giảng đạo
          ở  miền  Thuận,  Quảng.  Trấn  thủ  Nguyễn  Hoàng  thấy  có  mấy  tàu
          nước này cùng đến, sỢ có ý quấy nhiễu gì chăng,  nên đuối đi.
               Năm  1615, giáo sĩ Busomi, năm  1624, giáo sĩ Jean Rhodes, người
          Pháp đến giảng đạo ở Phú Xuân, lập giáo điíờng, thời chúa Sãi.
               Năm  1626,  giáo  sĩ  Badinoti  đến  giang  đạo  (í  Đàng  Ngoài.
          Chúa  Trịnh  Tráng không cho,  phải  bỏ  di.  It  lâu  sau,  Jean  Rhodes
          ra  bắc yết  kiến  chúa  Trịnh,  dâng đồng hồ  quá  lắc.  Chúa  cho  phép
          giảng đạo ở kinh đô.
               Từ đấy về sau,  các  giáo  sĩ cứ  dần  dần  vào  nước  ta  giảng  đạo.
          Có  nhiều  người  mình  tin  theo.  Nhưng  về  sau,  nhận  thấy  người
          theo đạo mới bỏ phong tục cũ,  không còn thò cúng thẳn thánh tiên
          tố’ nữa, cho thế là  phá hoại  lễ giáo,  nên các chúa  ra  lệnh cấm  đoán
          và  hắt  tội  những  người  không  tuân.  Năm  1631,  chúa  Thượng  ở
          Đàng Trong cấm  không cho người  phương tây vào giảng đạo.  Năm
          1663,  ở  Đàng  Ngoài,  chúa  Trịnh  Tạc  bắt  đuổi  các  giáo  sĩ  ngoại
          quốc  và  cấm  người  trong  nước  theo  đạo  Gia  Tô.  Năm  1664,  chúa
          Hiền  giết  những  người  đi  giảng  đạo  ở  cửa  Hàn  (Đà  Nẳng).  Năm
          1696,  chúa  Trịnh  Căn  bắt  đôt  phá  hết  cả  những  sách  đạo  và  nhà
          thò  đạo  ở  các  nơi  và  đuổi  những  người  giảng  đạo  ra  khỏi  nước.
          Năm  1712,  chúa  Trịnh  Cương bắt  những  người  theo  đạo  phải  cạo
          trán,  khắc  hôn  chữ  “theo  đạo  Hoà  Lan”.  Năm  1754,  chúa  Trịnh

          370
   365   366   367   368   369   370   371   372   373   374   375