Page 373 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 373

Từ  thời  Hậu  Lê,  người  nước  ta  mới  trồng  cây  lúa  ngô  (bắp),
       khoai  lang  và  sắn  Đồng  Nai  (khoai  mì)  đại  trà  làm  lương  thực
       phụ.  Mấy  thứ cây  này  có  nguồn  gốc  châu  Mỹ,  do  các  giáo  sĩ  sang
       giảng đạo,  đem  giốhg sang nước ta.  Khoai lang được trồng lần đầu
       tiên ở làng Lang (Lương Xá), tỉnh Thanh Hoa‘*\
             Công  nghiêp  có  tiến  triển  nhưng  không  nhiều  gì  lắm,  vẫn
       chỉ  là  tiêu  thủ  công  nghệ.  Chính  quyền  Đàng  Ngoài  cũng  như
       Đàng  Trong,  lập  những  công  xương  đúc  súng,  vũ  khí,  đúc  tiền,
       đóng  thuyên  xe  dùng  nhiều  công  binh.  Thợ  thuyền  cùng  nghề
       thường  tụ  tập  thảnh  phường,  xã  chuyên  sản  xuất  một  loại  hàng.
       Do  có  người  phương tây  chuộng  mua  nhiều,  công nghệ  mía  đường
       và tơ tằm  phát triển.  Người nước ta dệt được đoạn, lĩnh và các thứ
       hàng  tơ  lụa  vải  rất  khéo.  P.Poivre  -  giáo  sĩ  hay  lái  huôn  người
       Pháp - xin với chúa  Nguyễn  Phúc Khoát cho phép thuê  một số thợ
       khéo  biết  nuôi  tằm,  giỏi  đan  đồ  tre  nứa  đưa  sang  các  thuộc  địa
       Pháp, chúa không cho.
             Có  những nhóm  thợ làm  những đồ  gôm,  sứ,  sành,  gạch  ngói,
       các  thợ  sắt,  đồng,  bạc,  thợ  mộc,  thợ  hồ,  thợ  may.  Những  người
       khéo  tay  thường  có  đời  sông  khá  giả.  Phần  đông  là  phường,  bạn,
       rất ít có cách biệt giữa chủ và thợ bạn.
             Thương  nghiệp  từ  khi  có  thương  thuyền  Àu  châu  sang,
       phát triển nhiều,  tuy người nưốc ta chưa có ai đem  thuyền hàng đi
       bán  xa  ra  ngoại  quốc.  Tại  các  địa  phương,  các  chợ  được  dựng  nên
       tại  mỗi  xã  hay  một  nhóm  xã,  để tiện việc  mua hán,  giao  lưu  hàng
       hoá.  Việc  vận  tải  hàng  thường  dùng  là  thuyền  trên  sông  ngòi.
       Trên  đường bộ,  dùng xe  đẩy.  Miền  núi,  nhiều  dốic,  dùng  ngựa thồ.
       Công việc buôn bán nhỏ thường chỉ do đàn hà, con gái đám đương.
             Cảng  Vân  Đồn  xưa  là  nơi  thuận  tiện  cho  thương  thuyền  các
       nước  ra  vào,  nhưng  cách  xa  vùng  dân  cư  đông  đúc,  nên  các  chúa
       Trịnh  cho  người  ngoại  quốic  đến  buôn  bán  tại  Phô" Hiến,  phía  bắc
       tỉnh  lỵ  Hưng  Yên  bây  giờ,  cũng  ngại  cho  họ  lập  nghiệp  ở  Đông
       Kinh.  Người  Hoà  Lan  trước  hết  mở  thương  điếm  ở  Phô" Hiến,  sau
       có  các  người  Hoa,  Nhật  Bản,  Xiêm  La,  cũng  có  người  Anh,  người
       Pháp  đến  mở cửa hàng buôn bán.  Lại có những thương thuyền chỉ


         Nhiều  người  nước  ta  thường  tin  lầm  rằng:  Hạt  giống  lúa  ngỏ  (báp)  mà  người  nước  đã
       trồng  dại  trà  làm  thức  ản  phụ  thay  gạo  là  do  Phùng  Khăc  Khoan  sang  sứ Trung  Quốc,  láy
       cắp được,giấu  đem  về.  Sự này  không  thực.  Chính  ra các giáo sT đạo Gia Tỏ  sang giáng đạo
       đã đem giống các cây  lúa ngô và khoai  lang, có gốc gác châu  Mỹ, truyền bá cho người nước
       ta trồng  làm  lương thực.  Việc này có chép trong sách  lưu trữ tại Toà Thánh  La  Mã.
                                                                              373
   368   369   370   371   372   373   374   375   376   377   378