Page 374 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 374

đến đậu ở hến.  Phô" Hiến thành nơi đô hội sầm  uất; Thứ nhất Kinh
         kỳ, thứ nhì  Phô" Hiến.
               Đàng  Trong  thì  chúa  Nguyễn  mở  cửa  Hội  An  (Quảng  Nam)
         cho  các  người  ngoại  quôc:  Bồ  Đào  Nha,  Hoa,  Nhật  lạp  thương
         điếm. Thương thuyền các nưởc Au châu  khác đi đến  mua bán cũng
         nhiều.  Người Âu gọi Đàng Trong là nước Quảng Nam.
               Do mua bán nhiều hàng hoá với  người  ngoại quốc,  nhiều  nhà
         buôn  khôn  khéo  trở  nên  giàu  có  lớn,  gia  tư  hàng  vạn  lạng  hạc,
         không  còn  bị  coi  thường  nữa.  Họ  cũng  đóng  vai  trò  quan  trọng
         trong xã hội.  Chúa Trịnh  Doanh phát biêu;  Hiện  nay  sau  cơn binh
         lửa, tài lực của dân thiếu thôn thì còn trông vào các nhà giàu buôn
         bán  chuyên  vận  chỗ  có  đến  chỗ  không.  Các  nhà  buôn  giàu  có  và
         khá giả có nếp sông quan cách,  người ta gọi  là nếp sông hàng phô".
               Văn  hoá.  Văn  học  tiến  triến  nhiều.  Bài  Bìn  Ngô  đại  cáo
         của  Nguyễn  Trãi  là  áng  văn  chương  tuyệt  tác.  Văn  chiíơng  triều
         Lê  rất chải chuôt,  lòi  mài  giũa tinh  vi.  Thịnh  thời  có  Tao  Đàn  nhị
         thập  bát  tú  dưới  triều  Hồng  Đức,  nhưng  hầu  hết  là  chữ  Hán.  Lê
         Thánh  Tông  có  làm  thơ  quốc  âm,  nói  vê  cái  gì  cũng  thấy  có  khí
         tưỢng nhà vua.  Các bài ca:  Lòi khuyên học trò,  dạy con ăn ở cho có
         đức,  nữ  huấn  của  Nguyễn  Trãi  bằng  quốc  âm  được  truyền  tụng
         rộng rãi.
               Nhiều quyển truyện văn vần quốc âm được  soạn ra,  không rõ
         tên  tác  giả;  Nhị  độ  mai,  Phan  Trần,  Lý  Công,  Trương  Chi,  Tông
         Trân, Phạm Công Cúc Hoa...
               Thế kỷ  XVIIl,  Đặng  Trần  Côn  soạn  Chinh  phụ  ngâm  khúc
         bằng  Hán  văn,  lòi  rất  trau  truôt,  học  giả  người  Hoa  khen  tài
         thanh nghị luật.  Sách được nhiều người  dịch ra  quốc âm.  Bản dịch
         hay  nhất  của  Đoàn  Thị  Điểm  hay  Phan  Huy  Chú  (?)  được  lưu
         truyền rộng rãi.
               Về sử học, có  Phan Phu Tiên,  dưới triều  Lô  Nhân Tông (1443
         -  1459)  viết  quốc  sử  kế  từ  Trần  Thái  Tông  đến  hêt  thòi  thuộc
         Minh.  Ngô Sĩ Liên,  dưới triều Lê Thánh Tông (1460  -  1497) viết bộ
         Đại  Việt sử kí.  Sau  có  Vũ  Quỳnh  viết Đại  Việt  thông giám .  Phạm
         Công  Trứ  viết  Việt  sử toàn  thư.  Lê  Hy  và  Nguyễn  Quý  Đức  viết
         Quốc sử thực  lục.  Đến  triều  Cảnh  Hưng  (1740  -  1786),  có  Lê  Quý
         Đôn viết Đại  Việt thông sử và Ngô Thì Sĩ viết Việt sử tiêu án.
               Về  y  học,  dưới  triều  cảnh  Hưng,  có  Lê  Hữu  Trác  hiệu  Hải
         Thượng  Lãn  ông  tinh  thông  thuốc  bắc,  viết  bộ  sách  thuốc  lớn,
         đưỢc truyền tụng, có giá trị rất cao.

         374
   369   370   371   372   373   374   375   376   377   378   379