Page 343 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 343

Hình pháp chia  ra làm  5 thứ  gọi là  ngũ hình:  suy.  trượng,  đồ,  lưu,
     tử.  Trước  kẻ phạm  tội  được  phép  chuộc bằng tiền.  Đến  đòi vua  Lê
     Huyền Tông (1663  -  1671),  chúa Trịnh  Tạc  định  lại.  Trừ những ai
     đưỢc  dự  vào  bát  nghị  (8  trường  hỢp  được  giảm  tội),  người  nào
     phạm  tội  thì  cứ chiểu  theo  tội  nặng nhẹ  luật  hình,  chứ  không cho
     chuộc  nữa.  Đến  đòi  Dụ  Tông  (1705  -  1729),  chúa  Trịnh  Cương  bỏ
     luật chặt tay thay vào lưu đồ trung thân,  12 hoặc 6 năm.  Phạm tội
     trộm cướp không được kê vào lệ ấy.
           Trịnh  Tạc  định  ra  hai  phép  xử  kiện:  Những  việc  mưu  sát,
     đạo,  kiếp  gọi  là  đại  tụng;  những  việc  hộ,  hôn,  ẩu  đả  gọi  là  tiếu
     tụng.  Quan xử kiện không hỢp phải phạt tiền.  Những việc đã được
     xử phải lẽ rồi mà người đi kiện còn kiện nữa cũng phải phạt tiền.
           Việc  án  mạng  thì  quan  phủ,  huyện  xét,  đệ  lên  thừa  ty  và
     hiến ty hội đồng xét lại.  ớ các trân do trấn thủ xử lại.  Nhiều việc ở
     huyện  phủ hay thừa  ty,  trấn  ty xử không xong thì  đến  hiến ty xét
     lại.  ớ hiến ti không xong thì đến giám sát xét lại.  ơ giám  sát và đề
     lĩnh không xong thì đến ngự sử đài xét lại.
           Những việc nhân mạng thì hạn  4 tháng,  việc trộm cướp,  điền
     thổ  3  tháng,  việc  hôn  nhân,  ẩu  đả  2  tháng,  chứ  lệ  không  cho  để
     lâu,  làm mất công việc của dân.
           THUẾ  ĐINH,  THUẾ ĐIỂN VÀ suu DỊCH - Trước  cứ  6  nám  làm  sổ
     hộ tịch,  lấy  số^ dân đinh  đánh  thuế,  gọi là quý.  Đồng niên  mỗi đinh
     tuỳ  hạng  đóng  1  quan  hay  1  quan  8  tiền,  tức  là  thuế thân.  Năm
      1669,  tham  tụng  Phạm  Công  Trứ  đặt  phép  bình  lệ,  làm  sô  đinh
      nhất  định  một  lần,  xã  nào  phải  đóng hao  nhiêu  suất  đinh,  cứ  thê
      mãi,  thêm  không  kể,  chết  không  trừ.  Phép  này  khỏi  phải  làm  sổ
      mà  quan  khỏi  tra  xét  nhưng bất  tiện  không biết  được  sô" đinh  về
      sau hơn kém bao nhiêu.
           Về  thuế điền  thì  năm  1719,  Trịnh  Cương  sai  các  quan  làm
      việc  đạc  điền  đê  chia  tiền  thuê  cho  các  dân  xã.  Cứ  do  công  điền
      công  thổ mà  đánh  thuế,  chia  làm  3  hạng;  nhất  mỗi  năm  mỗi  mẫu
      1  quan,  nhì 8 tiền,  ba 6 tiền.
           Sưu  dịch  như  việc  tế  tự  trong  đền  vua  phủ  chúa,  việc  đắp
      đường  sá,  giữ  đê  điều,  sửa  sang cầu công...  thì  cứ  tuỳ  nghi  mà  bô
      cho các suất đinh cung ứng cho đủ.
           Đến  năm  1723,  tham  tụng Nguyễn  Công Hãng theo  phép  tô,
      phép dung, phép điệu của  nhà Đường châm chước;
            -  Phép tô là  phép đánh thuê điền thổ mỗi mẫu công điền phải
      nộp ở tiền thuế.  Ruộng nào cây hai mùa thì chia ba,  quan lấy một

                                                                            343
   338   339   340   341   342   343   344   345   346   347   348