Page 342 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 342
Quốc Tử Giám có đặt quan tế tửu và quan tu nghiệp làm giảng
quan, mỗi tháng một lần tiểu tập, 3 tháng một lần đại tập. Nhà
nước mở khoa thi để tuyển nhân tài ra làm việc công, đòi nào cũng
thế. Ngay từ năm 1560, còn ỏ Tây Đô. đã mở khoa thi hội. Từ đó
vê sau, cứ 3 năm một kì thi nhưng cách thức còn sơ lược. Từ năm
1664, Trịnh Tạc định lại quy thức thi hội. Thi hương thì đến năm
1678 mới định các thế rõ ràng. Cứ 3 năm một kỳ thi hương mở ở
các trấn. Nhưng thi hương bấy giờ hồ đồ lắm, không nghiêm túc
như đời Hồng Đức. Thế kỷ XVIII, người đi thi phải nộp tiền minh
kinh đê lấy tiền làm nhà trường và khoản đô"n quan trường. Đến
năm 1750, nhà nước thiếu tiền lại đặt ra lệ thu tiền thông kinh. Ai
nộp 3 quan được đi thi hương, không phải hảo hạch; thành ra có
những người làm ruộng, đi buôn, đi bán thịt, cũng được nộp quyển
vào thi, tranh nhau vào trường, xéo đạp lẫn nhau, có người chết.
Vào trong trường, người thì dùng sách, kẻ đi thuê người làm hài,
sĩ tử với quan trường thông nhau, thành ra cái chợ thi. Phép thi
cử bấy giờ thật là bậy.
VIẾT QUỐC SỬ - Từ khi Vũ Quỳnh viễt sách Đại Việt thông
giám, mãi đến đời vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671), chúa Trịnh
Tạc mới sai Phạm Công Trứ soạn sách Việt sử toàn thư kê từ vua
Trang Tông nhà Hậu Lê đến vua Thẩn Tông, chia làm 23 quyển.
Bộ ấy không in. Đến năm 1676, đòi vua Hy Tông sai Hồ Sĩ Dương
xét lại bộ quốc sử. Chang bao lâu, ông mất, lại sai Lê Hy và
Nguyễn Quý Đức chép nôi từ vua Huyền Tông cho đến vua Gia
Tông, thêm vào 13 quyển, gọi là Quốc sử thực lục.
Năm 1779, đòi cảnh Hưng, chúa Trịnh Sâm sai Ngưyễn Hoãn,
Lô (ịuý Đôn, Lê Thì Sĩ, Nguyễn Du soạn quốc sử. chép thêm từ đòi Hy
Tông đến Y Tông, gọi là Quốc sử tục biên, cá thảy là 6 quyển.
VIỆC IN SÁCH - Người nước ta học chữ Hán đế lâu mà những
sách học như Tứ Thư, Ngủ Kinh, tOcàn thị dùng sách in của người
Trung Quốc cả. Đến năm 1734, đời vua Thuần Tông, chúa Trịnh
Giang mới bắt khắc bản in, in các sách phát ra mọi nơi và cấm
mua sách in của Trung Quôc, ấy cũng là sự có lợi cho nền tài
chính nước ta. (Sách Hồng nghĩa giác tu y thư nói về thuôc nam
của vị thánh sư thuốc nam Tuệ Tĩnh thiền sư Nguyễn Bá Tĩnh
(1330 - 1413) đến đòi hấy giò (300 năm sau) mới dược khắc in).
LUẬT PHÁP - Về luật pháp, chúa Trịnh thực hiện luật Hồng
Đức, được gọi chung là Lê triều hình luật. Có phụ thêm các nghi
thức xét kiện. Hình luật đời ấy đại khái cũng như đời Tiền Lê.
342