Page 327 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 327

-  Trịnh  Cán Tôn  Đô vương,  con  thứ Trịnh  Sâm,  làm  chúa  2
       tháng, năm  1782 bị phế.
            -  Trinh  Khải  Đoan  Nam  vương  1783  -  1786  con  trưởng
       Trịnh Sâm.
            Trịnh Bồng Án Đô vương 1787.
            Suô"t  thế kỷ XVII  và  XVIII,  nước  ta  có  vua,  lại  có  chúa.  Vua
       chỉ  giữ  hư  vị,  chúa  mới  thực  sự  là  người  lãnh  đạo  quốc  gia,  nắm
       giữ  hết  mọi  quyền  chính  trị  và  quân  sự,  tuy trong  nước  vẫn  dùng
       niên  hiệu  hoàng triều.  Nhà chúa  cũng có  đòi sôhg huy hoàng như
       vua:  phủ đệ lộng lẫy như cung điện.  Chúa cũng có nhiều phi,  dùng
       quan  thị  hầu  hạ.  Do  có  thực  quyền,  nhà  chúa  được  phần  hầu  hết
       tướng tá  và  binh  sĩ  tận  tâm  phò  tá.  Các  quan  văn  thì  thường tôn
       trọng  cả  vua  lẫn  chúa.  Chỉ  phe  chông  đốì  chính  quyền  trung
       ương  mới  dùng khẩu  hiệu:  “phù Lê diệt Trịnh”.  Các vua Lê không
       nắm  đưỢc  quân  đội  nên  mỗi  khi  không  thoả  thuận  với  chúa  thì
       phải chịu  thiệt  thòi. Lê Chiêu Thông được  nhàTây  Sơn  diệt Trịnh,
       trả quyền chính cho, mà chẳng làm  nên trò trông gì.

                                  NGUYỄN HOÀNG
            Nguyễn Kim,  người khởi binh chông nhà Mạc, có hai con trai:
       Nguyễn  Uông  và  Nguyễn  Hoàng,  một  gái  là  Ngọc  Bảo  gả  cho
       Trịnh  Kiểm.  Nguyễn  Kim  chết,  Trịnh  Kiểm  là  tướng  tài  nắm  giữ
       binh quyền.  Nguyễn Uông và Nguyễn  Hoàng làm  thuộc tướng, lập
       được  nhiều công.  Người  anh  được phong là  Lang quận công,  người
       em  gái  thái  uý  Đoan  quận  công.  Nguyễn  Uông  chết  một  cách  bí
       mật  khả  nghi.  Nguyễn  Hoàng sỢ bị  hại,  xin vào  trấn  thủ  miền xa
       xôi phía nam.
            Năm  1558, ông được cử làm trấn thủ đất Thuận Hoá. Nơi đây
       là  trọng  địa  có  nhiều  nguồn  lợi  trên  rừng  núi  dưới  biển  sông.
       Nhưng  lại  là  nơi  cùng  với  xứ  Quảng  Nam,  sung  yếu.  Quân  nhà
       Mạc  có  thể  dùng chiến  thuyền  vượt  biển  đánh  thẳng  vào.  ông  có
       bổn  phận trấn giữ vùng này,  cùng với  Trấn quận công Nguyễn Bá
       Quýnh ở Quảng Nam, cứu viện lẫn nhau.
            Bấy  giò,  có  nhiều  những  người  họ  hàng  ở  huyện  Tông  Sơn
       cùng quân lính đâT Thanh,  Nghệ,  đem  cả vỢ con theo  đi. Vào đóng
       ở  xứ  Ai  Tử,  sau  gọi  là  kho  Cây  Khế,  thuộc  huyện  Đăng  Xương,
       Quảng Trị ngày nay.
            Nguyễn  Hoàng  là  người  khôn  ngoan,  lại  có  lòng  nhân  đức,
       thu dụng hào kiệti yêu sĩ nhân, nên được lòng người  mến phục.

                                                                             327
   322   323   324   325   326   327   328   329   330   331   332