Page 324 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 324

quyền rồi  nắm  luôn cả chính quyền,  cai  trị thiên  hạ.  Các vua  Lê
        sau,  không  có  công  đức  gì,  được  lập  chỉ  vì  là  dòng  dõi  nhà  vua
        chính  thông.  Lê Anh Tông lại chỉ  là  một  địa chủ,  con cháu  người
        anh  Thái  Tổ  mà  được  lập.  Không  có  công  lao,  tài  đức,  cũng
        không nắm  giữ quân  đội,  có  được  lực  lượng gì  mà  được  giữ  địa vị
        cao  quý,  kể cũng là  tốt  đẹp.  Ngôi  vua  phải  nương  nhờ  vào  chúa
        có  thực  lực,  giữ  binh  quyền,  mới  vững  chãi.  Nhà  chúa  phải
        mượn  tiếng phò  vua  mới  có chính  nghĩa,  dễ  ăn  nói  với  quôh  dân
        và  với  triều  đình  Trung  Quốc.  Hai  hên  dựa  vào  nhau  đê  tồn  tại
        lâu  dài.  Chỉ  vì  người  làm  vua,  có  địa  vị  suông,  lại cũng  muôn  có
        thực  quyền  nên  mới  có  những  chuyện  không  hay.  Kê  ra  thì  các
        chúa,  đôl  với  nhà  vua,  cũng  quá  tệ,  thường  chỉ  dựng  những
        người  quá  trẻ  để  tiện  sai  khiến,  ưng  thì  để,  không  ưng  thì  phế
        truất,  nói  là  vua  tự  thoái  vị.  Trịnh  Tùng  trước  sau  giết  hai  vua
        (!).  Chỉ  có  Lê  Thần  Tông  và  Lê  Hiến  Tông  an  phận,  thuận  theo
        nhà  chúa,  mới  được  lâu  dài.  Các vua  Lê  khác  không  mấy  ai  thọ,
        ở ngôi  được lâu hết.
              Trịnh  Tùng  nắm  giữ  mọi  quyền  hành,  càng  ngày  càng  kiêu
        hãnh.  Kính  Tông  thấy  khó  chịu.  Năm  1619,  nhân  người  con  thứ
        của Tùng là Xuân  muôn tranh quyền với anh là Tráng,  Kính Tông
        mưu  trừ  Tùng  đi.  Việc  không  thành,  Tùng  bức  vua  thắt  cổ  chết.
        Kính Tông ở ngôi 20 năm,  hưởng linh 32 tuổi.
              Năm  1620,  Trịnh  Tùng lập  con  Kính  Tông  là  Lê  Duy  Kĩ lên
        làm  vua.  Ây  là  vua  Lê  Thần  Tông,  bấy  giờ  13  tuổi.  Thẩn  Tông  ở
        ngôi  được  23  năm,  đến  năm  1642,  Trịnh  Tráng  thấy  ông  này  đã
        nhiều  tuổi,  e  khó  khiến,  chẳng  sao  cả  bảo  ông  thoái  vị,  nhường
        ngôi  cho  con,  lên  làm  thái  thượng  hoàng.  Không  như  các  thái
        thượng hoàng nhà Trần, ông này không có quyền hành gì hết.
              Thái  tử  Lê  Duy  Hữu,  14  tuổi  được  dựng  lên  làm  vua.  Ay  là
        vua  Lê  Chân  Tông,  Chân  Tông  ở  ngôi  6  nám,  mất  năm  1649,
        hưởng linh 20 tuổi, không có con.
              Trịnh  Tráng  lại  rước  thái  thượng  hoàng  Thần  Tông  về  làm
        vua.  Lần  thứ hai  này,  ngài  ở  ngôi  được  13  năm,  khuât  năm  1662,
        thọ 56 tuổi.
              Con thứ hai Thần Tông là Lê Duy Vũ,  10 tuổi,  được lập. Ay là
        vua  Lê  Huyền Tông.  Huyền Tông cũng không thọ,  mất  năm  1671,
        ở ngôi 9 năm,  hưởng linh  18 tuổi.
              Nôl  ngôi  Huyền  Tông là  Lê  Duy  Hội,  con  thứ  ba  Thần  Tông.
        Ay  là  vua  Lê  Gia  Tông,  ông  này  khi  mới  2  tuồi  thì  Thần  Tông
        324
   319   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329