Page 319 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 319
Sang tháng 3, Trịnh Tùng hạ lệnh kéo quân trở về, đi đến
Chương Đức, chia quân đi tuần các huyện Thanh Trì, Thượng
Phúc, Phú Xuyên lược định các huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Ma
Nghĩa (Tùng Thiện), An Sơn và Thạch Thất, rồi do Thanh Quan
trở về Thanh Hoa
Quân Trịnh đã thắng lớn, đánh chiếm đưực Đông Kinh, có
thê đánh dấn đi thì sớm thông nhất giang sơn, mà lại còn bỏ về, do
thấy căn bản nhà Mạc ở phương đông bắc, lực lượng các nơi hãy
còn nhiều, mà thuyền bè của mình lại ít, đánh mãi chưa chắc gì đã
toàn thắng.
Quân Trịnh rút, Mậu Hợp trở lại thu nhập tro tàn, cử các
tướng chia giữ những nơi hiểm yếu. Đáng phải sửa sang việc võ bị,
chỉnh đôn việc cai trị, thế mà vẫn mải vui chơi, say đắm tửu sắc,
bạc đãi tướng sĩ, đến nỗi công việc hỏng nát. Bấy giờ có Sơn quận
công Bùi Văn Khuê có vỢ là Nguyễn Thị Miên, con Nguyễn Quyện
em hoàng hậu, thường ra vào trong cung. Mậu Hợp thấy nàng có
nhan sắc, muôn chiêm lây, ngầm tính kế giết Văn Khuê. Văn
Khuê biết được, dẫn quân Nam đạo về giữ hạt Gia Viễn. Mậu Hợp
mấy lần gọi, không về. Quân triều đến đánh, Văn Khuê chông giữ,
sai con liên lạc với Trịnh Tùng, xin hàng.
Mùa đông năm ấy (1592), Trịnh Tùng dùng đại binh bắc
phạt, sai Hoàng Đình Ai đi trước, ra đón Văn Khuê, rồi đem đi
làm tiền đội, tự mình dẫn quân ra Trường Yên, đóng giữ sông
Đàm Giang (đò Điềm, Ninh Bình).
Tướng Mạc tôn thất Nghĩa quốc công quyền tiết chê Nam
đạo, dẫn quân đến sông Thiên Phái, giữ bến đò Đoan Vĩ, bắt dân
Đại An và Ý Yên đắp luỹ đất chạy theo bờ sông, trồng chông gai
trên mặt luỹ, để chống cự.
Trịnh Tùng sai Văn Khuê đem thuỷ quân ra cửa sông
đánh vào thượng lưu, có súng tả hữu bắn theo dọc sông, đánh
vào hạ lưu, đích thân sang dò đánh vào trung lưu. Chiến trận
kịch liệt diễn ra. Quân Mạc thua chạy, bỏ lại 70 chiến thuyền
và rất nhiều khí giới. Tướng Mạc Định quận công Trần Bách
Niên sang hàng, được trọng dụng. Tiếp sau có 10 tướng Nam
đạo cũng sang hàng.
Quân Trịnh kéo ra Bình Lục, sang Thanh Oai đóng ở bãi
Tinh Thần, nay là xã Thanh Thần, rồi tiến lên sông Hát Giang,
cửa sông Đáy ra sông Hồng. Tại nơi đây, Mạc Ngọc Liễn đã trồng
cột gỗ dưới sông và đắp luỹ đất trên bò, dàn chiến thuyên cô" giữ.
319