Page 245 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 245
Công - Theo đà tiên hoá chung, có những người tách ra khỏi
đám nông dân, chuyên chú hành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Lý Thường Kiệt sang đánh Tông có bắt đem về một sô" thợ
làm nghề gôm sứ. Được ưu đãi, họ truyền nghề làm bát đĩa cho
dân ta. Sô' thợ thuyền chuyên môn không nhiều lắm. Thợ khéo
kiếm ăn cũng tương đốì khá nhưng không phải ai cũng có việc làm
quanh năm. Có nhiều nông dân làm nghề phụ, chế tạo đồ dùng.
Dưới triều Trần, thợ thuyền tập hỢp lại thành những phường, xã,
chuyên môn làm một thứ nghề nghiệp.
Thương - Thương nghiệp chưa phát triển được mấy. Sô' người
hành nghề buôn bán không nhiều. Ai có được căn phô' hay một vài
thuyền đinh lốn đã kể là giầu có. Việc buôn bán nhỏ phần lớn do đàn
bà con gái đảm nhận, cảng Vân Đồn được mở cho thương thuyền
ngoại quốc đến mua bán. Người nước thu nhặt hàng hoá bán cho
người ngoại quốc cũng đến mua bán. Người trong nước thu nhặt
hàng hoá bán cho người ngoại quốc củng ở đấy, chứ chưa ai đem
thương thuyền chở hàng ra bán ơ nước ngoài. Thương nhân, dù giàu
có, ít được tôn trọng và không có ảnh hưởng đến chính trị.
Nói chung, công nghiệp và thương nghiệp nước ta thòi Lý,
Trần còn lạc hậu, tuy có hơn thời trước phần nào.
Văn hoá - về văn học thì dưới triều Lý, việc học hành mở
mang, sang triều Trần đã thịnh. Tác phẩm văn chương triều Lý
không truyền lại được gì, ngoài bài thơ của Lý Thường Kiệt đuổi
giặc. Thơ văn triều Trần thiết thực và rắn rỏi, không có việc lời
kêu mà ý rỗng. Cũng từ triều Trần, quốc âm được dùng vào văn
chương. Rất tiếc Tứ thư thuyết ước của Chu An và sách Minh đạo
và Thi nghĩa của Lê Quý Ly không còn lưu truyền lại.
Hầu hết các tác phẩm văn học đã bị quan nhà Minh thu hêt,
người mình không còn giấu giếm giữ lại được mấy, nay chỉ còn lưu
truyền ít văn thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn và
Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích.
Các thơ của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quang
Khải, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung, Hịch tướng sĩ văn, sách Binh thư
yếu lược, Vạn Kiếp bí truyền của Trần Quốc Tuấn, bài phú Bạch
Đằng giang của Trương Hán Siêu, v.v... đều bằng chữ Hán.
Về sử có Lê Văn Hưu viết Đại Việt sử ký, Lê Trắc, An Nam
chí lược, Hồ Tôn Thốc (Xác), Việt Nam thế chí và Việt s ử cương
mục. Còn có hai nhà vô danh viết Việt sử lược và Thiền Uyên tập
anh cũng gọi là Đại Nam thiền uyên đăng tập lục.
245