Page 247 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 247

KHỞI  NGHĨA LAM SƠN

                     MLÍÒI NĂM ĐÁNH QUÂN MINH  1418 -1427
             LÊ  LỢI  KHỞI  NGHĨA  ở   LAM  SƠN  -  Dưới  ách  đô  hộ  nhà  Minh,
        quan lại người Hán và người bản xứ theo giặc tham tàn bạo ngược,
        nhân  dân  ta  lầm  than  cực  khổ,  tức  giận  ngấm  ngầm  trong  tâm
        can,  nên  hễ  có  hào  kiệt  nổi  dậy  chông  đổi  thì  ùa  theo  ngay.  Sau
        Trùng  Quang,  lãnh  tụ  người  họ  Trần  cũng  lần  lượt  bị  bại  vong:
        Trần  Quý  Tám  năm  1414,  Trần  Nguyệt  Hồ  năm  1415.  Sau  có
        Nguyễn  Trinh  nổi  dậy  ở  Lục  Na  (Bắc  Giang),  Nguyễn  Chính  ở
        Nông Công (Thanh  Hoa),  Xa Tam  (người Thái) ở  Sơn La,  Lê  Hách
        và  Phan  Cường ở Thuận  Châu,  đều không chống chọi lại  được  lâu
        dài.  Riêng  đoàn  nghĩa  quân  Lam  Sơn,  do  người  anh  hùng  Lê  Lỵ
        (quen  gọi  là  Lê  Lợi)  ***  cầm  đầu,  hoạt  động  quy  mô rộng  lớn,  kiên
        trì chống giặc suổt mười năm,  khôi phục được giang sơn,  xây dựng
        lại nền độc lập nước nhà.
             Lê  Lỵ  (Lợi)  người  làng Lam  Giang,  huyện Lương  Giang,  phủ
        Thanh  Hoa,  nay  là  huyện  Thuỵ  Nguyên,  mấy  đời  làm  canh  nông
        giầu  có  lón,  kiếm  chức  phụ đạo  (thổ hào)  trong vùng,  gia  nô trong
        nhà  có  hàng  ngàn,  tính  hào  phóng,  hay  giúp  đỡ  những  kẻ  nghèo
        khó  nên  được  mọi  người  theo  phục.  Người  Minh  nghe  tiếng  dụ  dỗ
        ra  làm  quan,  ông  khảng  khái  không  chịu,  nói;  “Làm  trai  sinh  ở
        trên  đời,  nên giúp nạn lớn,  lập công to,  để tiếng muôn đời, chứ sao
        lại  chịu  bo  bo  làm  đầy  tớ  người  ta”.  Dấu  tiếng  ở  chôn  sơn  lâm,
        ngầm  có  chí  lớn  khôi  phục  non  sông,  hạ  mình  đón  mòi  các  hào
        kiệt,  tung tiền  của  nuôi binh  sĩ,  chiêu  nạp  những  kẻ  mắc  lỗi  trôn
        tránh,  sô' người theo phục  mỗi  ngày  một đông.  Mưu  đồ  việc to  lớn
        cần phải sửa nhiều và lâu dài.
             Trong  thời  gian  còn  ẩn  trong  bóng  tôl,  không  tiện  kinh
        động,  ông  thường đem bảo vật dâng bọn Trương Phụ,  Trần Tri,
        Sơn Thọ để chúng không nghi ngờ trong lúc còn phải nuôi thêm
        sức  lực,  chờ  thời  cơ.  Hào  kiệt  bô'n  phương  đua  nhau  đến .quy
        phục,  có  cả  những  người  từ  Ai  Lao  sang.  Ày  là  bọn  Trịnh  Đồ,
        Trịnh  Khả,  Lê  Văn  An,  Lê  Văn  Linh,  Bùi  Quôc  Hưng,  Lưu
        Nhân  Chú,  Trịnh  Võ,  Vũ Uy,  Lê  Liễu,  Lê  Xa  Lôi,  cùng  nhau  bí
        mật  mUu  việc  khởi  nghĩa.


          Nguyên  vàn chữ H á n ^ 'J, tiếng  Quan hoá  là Lih. âm  Hán -  Việt  là Lỵ.  Người  nước kiêng
        tiếng Ly. phú Lỵ Nhân dổi  làm  Lý  Nhân, dọc chệch  là Uri.  làu thành  quen.
                                                                              247
   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252