Page 249 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 249
đến đông, quân vương ít không đánh lại được lâu, phải rút lui trỏ
về núi Chí Linh lần thứ hai.
Quan nhà Minh biết rõ Chí Linh là chỗ vương lui tói, đem đại
binh đến vây đánh, quyết tâm tiêu diệt lực lượng nghĩa quân.
Vương lâm vào tình thê nguy cấp lắm. Bấy giò có tưống Lê Lai,
người thôn Động Tú, khảng khái liều mình, tự nguyện thay mặc
áo bào của vương, giả danh là vương, cưỡi voi ra trận đánh nhau
với giặc. Quân Minh dồn lại vây chặt. Lê Lai chốhg cự đến kiệt sức
thì bị bắt đưa về Đông Quan giết chết.
Nhò có Lê Lai bỏ mình cứu chúa, Bình Định vương thoát
được nạn lớn. Quân Minh lầm tưởng diệt trừ được vương bèn lui
về. Vương đem bộ chỉ huy cùng lực lượng đã được cứu thoát lại trở
về Lam Sơn.
BÌNH ĐỊNH VƯƠNG VỂ ĐÓNG ở Lư SƠN - Tướng Minh Phương
Chính lại đem quân đến đàn áp, chiếm đóng thành Khả Lam ở
vùng Lam Sơn. Sau mấy trận tập kích tiêu hao lực lượng địch,
nghĩa quân rút lên đóng ở Lư Sơn (hay Lỗ Sơn) phía tây châu
Quan Hoá, rồi lên đóng ở Mường Thôi, giáp biên giói Ai Lao, tiếp
tục xây dựng lại lực lượng, ơ đây, nghĩa quân được người Ai Lao
giúp đỡ.
Năm ấy, tri phủ Nghệ An Phan Liêu làm phản nhà Minh. 0
Hạ Hồng có Trịnh Công Chứng, Lê Hành; ở Khoái Châu, có
Nguyễn Đạc; ở Hoàng Giang, có Nguyễn Đa Cấu, Trần Nhuế; ở
Thuỷ Đường, có Lê Ngã nổi lên. Quân Minh phải đi đánh dẹp các
nơi, nên Bình Định vương ỏ vùng Thanh Hoa, được nhân dịp
dưỡng uy sức nhuệ.
BÌNH ĐỊNH VƯƠNG VỀ ĐÓNG QUÂN ở Lỗ i GIANG - Tháng 10 âl
năm 1420, Bình Định vương đem quân về đóng ỏ làng Thôi, định
xuống đánh Tâv Đô. Tướng Minh Lý Bân hay tin, đem quân đến
đánh. Vương đặt phục binh ở Bông Tân (bến Bông) đón đánh.
Quân Minh vừa tràn đến đó, bôn mặt phục binh đều trỗi dậy xông
đánh rất dữ, quân địch tan vỡ. Quân ta giết chết và bắt sống được
nhiều giặc, thu được hàng trăm ngựa, phóng hoả đôt hết khí giới
của chúng. Hôm sau, các tướng tưởng thừa thắng đánh vào trại
giặc, bị tổn thương nhiều. Chúng huy động lực lượng lớn tấn công
nữa, lần này cũng bị thiệt hại nặng ở trận địa phục kích tại Thi
Lang, phải rút lui vào các đồn trại cô" thủ. Cuối năm 1420, nghĩa
quân tập kích ở trại Quan Du, địch bị tiêu diệt hàng ngàn tên,
phải lui về cô" thủ Tây Đô. Bình Định vương đem quân về đóng ở
249