Page 244 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 244

cúng nữa.  Sĩ phu  nghèo  gọi là  hàn  sĩ,  thường sống thiếu  thôn  mà
        vẫn giữ vẻ phong lưu giả tạo.
              Cũng xếp vào  giới  sĩ phu các người chuyên theo học nghề võ,
         luyện  tập  cung  kiếm,  thi  đỗ  võ  cử  ra  giữ  cấp  chỉ  huy  trong  quân
         đội tài cao làm đến võ quan tướng tá.
              N ông -  Thòi Lý,  Trần xã hội nông nghiệp,  chỉ  ruộng đất mới
         là tài sản quý giá.
              Dân ta thòi ấy,  hầu  hết,  có đến hơn  90% đều làm  nghề nông,
         ngay cả vỢ con quan lại,  tướng tá,  sĩ phu và cả thợ thuyền cũng có
         trồng  trọt,  cày  cấy  vườn  ruộng.  Một  số binh  sĩ  tại  ngũ  cũng  làm
         việc ở đồn điền.
              Địa  chủ  không  nhiều,  thường  là  vương  hầu,  tôn  thất,  tướng
         lĩnh,  hay con cháu họ,  đem  ruộng đất phát canh thu  tô,  hoặc nuôi
         trong  nhà  nhiều  nô  tỳ làm  công  việc  canh  tác.  Sô" địa  chủ có  trên
         trăm  mẫu  ruộng  chỉ  đếm  trên  đầu  ngón  tay.  Phú  nông  thương
         thường  chỉ  có  được  một  vài  chục  mẫu,  thực  tế chỉ  là  khá  vậy,  tự
         mình  và vỢ con  làm  lấy  mọi  công việc canh  tác:  Cày bừa,  cấy  gặt,
         làm cỏ,  tát nước,  chỉ  mưỢn thêm người ngoài trong thời vụ gặt hái
         và cày bừa.
              Hầu hết mọi người làm ruộng là nông dân tự do,  gọi là trung
         nông có vẻ gượng gạo.  Mọi người lớn bé trong gia đình làm lấy mọi
         công  việc,  canh  tác  một  sô" ít  ruộng  đất  tư  hữu  và  nếu  có  phần
         ruộng đất công làng xã cấp cho, rất ít thuê  mưón  nhân công người
         ngoài, thường đổi công với nhau.
              Bần  nông  không  có  hay  có  rất  ít  ruộng  tư,  hàng  sào,  trồng
         cấy phần đất này, có chăng thêm khẩu phần ruộng công.  Do có sức
         khoẻ,  họ  nhận lĩnh canh  ruộng của  địa  chủ nộp  tô,  gọi  là  tá  điền.
         Mấy  người  khá  giả  hơn  chút  mua  màu  một  vài  ba  năm  của  chủ
         điền cần tiền mà làm ăn, hết hạn trả lại ruộng chủ cũ.
              Loại chót là  cô" nông,  có sức làm việc mà không có ruộng đất,
         có thể tạm  gọi là  thợ nông nghiệp,  đi làm thuê cho các phú,  trung
         nông.  Thời vụ,  việc nhiều  mà người  làm  ít,  họ  được  trả  công cũng
         khá  nhưng  không  có  việc  gần  quanh  năm.  Còn  nhận  làm  thuê
         năm thì công xá rất thấp.
              Từ triều  Lý,  bớt loạn  lạc,  đồi  sông  đơn  giản  của  nông dân  ta
         có  sự  khấm  khá  hơn,  sang triều  Trần,  do  có  sự  khai  sông,  đắp  đê
         nên  tiến  triển  bước  nữa.  Nhưng  thực  sự  ra  vẫn  chưa  được  sung
         túc,  dễ  bị  thiếu  thốn  trong  những  năm  mất  mùa.  Khi  mất  mùa
         liên tiếp thì có nhiều người đói.
         244
   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249