Page 242 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 242

thòi  gian  hơn  20  năm  giặc  chiếm  đóng,  không  năm  nào  được  yên
        ổn.  Ngay  cả  các  năm  1414  đến  1417,  Trùng  Quang  đã  bại  vong,
        Bình  Định  vương  chưa  nổi  dậy,  cũng  lác  đác  có  mấy  toán  quân
        nghĩa  dũng  hoạt  động.  Quân  sĩ  Hoa  phải  đi  đánh  dẹp.  Xông  pha
        mũi  tên  hòn  đạn,  đâu  phải  là  điều  thích  thú.  Chiến  trận  dù  có
        thắng thì cũng vẫn có ít người bị chết.
              Tham nghị  Giải Tấn tâu vua Minh:  Giao  Chỉ  đặt  quận huyện,
        không  bằng  để  nguyên  như  cũ,  phong  cho  các  thô  hào  cai  trị  dân
         nam.  Túng  sử  có  sở  đắc  cũng  không bù  được  sở  thất,  cái  lợi  không
        chữa được cái hại. Giải Tấn vì thê bị vua Minh bắt giam, sau ô"m chết
         trong ngục.  Xâm  chiếm nước ta,  vua  quan Minh  được  hưởng chút ít
         lợi lộc,  dân Hoa đâu có được gì.  Trước sau có đến hơn chục vạn binh
         sĩ bỏ mình.  Sự tham vọng đất đai của Minh Thành  Tổ khiến  dân ta
         khổ cực, mà cũng khiến cả dân Hoa bị thiệt thòi tai hại.

                           TÌNH HÌNH NƯỚC TA DƯỚI CÁC
                        TRIỀU LÝ, TRẦN THẾ KỶ XI ĐẾN XIV

                VIỆC  CAI  TRỊ  -  Thế  kỷ  X,  các  vua  Ngô,  Đinh  xưng  vương,
         xưng  đê  nhưng  thực  sự  chỉ  là  lãnh  tụ  các  tù  trưởng,  thổ  hào.
         Vùng  đất  nhà  vua  trực  tiếp  cai  trị  không  rộng  lớn  xa  kinh  đô
         bao  nhiêu.  Đến  đời  Lê  Đại  Hành  cử  các  con  trấn  thủ  các  địa
         phương,  mở rộng vùng triều  đình trực trị.  Sang triều Lý,  thế kỷ
         XI,  có  sự  tiến  triển  chê  độ  trung  ương  tập  quyền.  Chỉ  các  nơi
         rừng  núi  xa  xôi  mới  dùng  các  quan  lang,  tù  trưởng  cai  trị  các
         dân  thiểu  sô.  Thê  kỷ  XIII,  triều  Trần  tiến  thêm  nữa,  đặt  quan
         giám  sát  các  lãnh  chúa  nhỏ  địa  phương,  buổi  đầu  không  chặt
         chẽ  mấy.  Vùng  trung  du  thì  dùng  chính  sách  nửa  phân  phong,
         nửa  trực  trị:  Quan  lại  do  triều  đình  cử  nhưng  dùng  người  địa
         phương,  thố  quan  trị  thổ  dân.  Nửa  cuôl  thê  kỷ  XIV,  các  xứ
         Nghệ, Tĩnh chuyển sang trực trị.  Như vậy,  chính thê cai trị dưới
         thời  Lý,  Trần  là  quân  chủ  chuyên  chế,  trung  ương  tập  quyền,
         tuy vẫn còn một sô" tù trưởng có thế tập.
                TÌNH HÌNH XÃ HỘI

               Quý  tộc  -  Trên  nhất  là  vua,  lãnh  chúa  tôi  cao  quốc  gia,  có
         quyền hành vô  hạn  định,  là  con  tròi,  cha  mẹ  dân,chủ  sở  hữu  hết
         thảy ruộng  đất,  sông núi,  kể cả  mọi vật ti-ong lòng đất,  dưới nước.
         Mọi  người  sống  trên  vương  thổ  đều  là  tôi  con,  nhà  vua  có  quyền
         sinh, sát.
         242
   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247