Page 303 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 303
thì nưốc phân dã về vì sao ấy tất có tai nạn, đó là môl
đầu của thuật chiêm tinh. Đến đòi Hán, có lịch thái sơ
theo phép đời Hạ, lấy tháng Dần làm tháng giêng. Đòi
Tấn phát minh phép tuế sai khiến lịch pháp lại tinh
hơn trước. Đời Minh thấy phép lịch tây suy toán nhật
thực rất đúng bèn bỏ lịch cũ mà dùng lịch mới, rồi từ đó
sang đời Thanh, thường thường diễn ra cảnh tượng
tương tranh, nhưng tốỉ hậu lịch cũ phải châm chước với
lịch mới mà thành một thứ lịch bán âm bán dương.
Nước ta từ triều Lê sang triều Nguyễn vẫn dùng theo
lịch pháp của Minh Thanh, ở kinh đô cũng có tòa Khâm
Thiên giám như ở Trung Quốc để coi việc làm lịch. Các
quan Khâm thiên giám ở nước ta chỉ biết giở lịch thư
của Tàu cứ theo thành thức mà tính ngày tháng, chứ
không cần phải dùng nghi khí để chiêm nghiệm thiên
thể. Mỗi năm ngày mồng một tháng chạp vua ngự điện
khai trào để các quan Khâm thiên giám đem tiến hiệp
kỷ lịch, rồi khâm mạng vua mà ban đi các nơi, lễ ấy gọi
là Ban sóc.
Trong phép làm lịch của Tàu và của ta, ngoài sự định
năm, tháng, sóc vọng, thì tiết tháng nhuận, lại còn theo
can chi và nhị thập bát tú phối hỢp với âm dương, ngũ
hành mà định ngày xấu tốt khắc hỢp để cho người ta
chọn ngày mà làm việc. Nguyên đời Đường Ngu ở Trung
Quốc đã có lệ chọn ngày, nhưng người ta chỉ tùy việc
trong nhà thì chọn ngày nhu^^’ mà việc ở ngoài thì chọn
ngày cương'^\ về sau các nhà âm dương th u ật sô" bày
thêm nhiều điều phiền toái, bắt người ta phải theo từng
*'* Tức những ngày âm can: ất, đinh, kỷ, tân, quý.
Tức những ngày dương can; giáp, bính, mậu, canh, nhâm.
305