Page 300 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 300
ghi chép bài nhạc cho thích hỌp với những đặc tính của
âm nhạc ta. Khi âm nhạc đã đạt rồi thì nhạc khí tự
nhiên sẽ phải thay đổi cho thích hỢp.
Hát và múa. - Trước khi kết thúc mục nghệ thuật
này, ta phải nói đến sự hát và múa. Tiếng nói của ta rất
nhiều giọng, cho nên câu nói uyển chuyển bổng chìm rất
dễ biến thành câu hát. Người nhà quê khi làm việc hoặc
khi vui chơi hay hát lắm. Đứa trẻ chăn trâu buổi chiều
cho trâu về, hoặc cưỡi trên cổ, hoặc nằm trên lưng trâu,
nhẹ nhàng cất tiếng hát, rồi năm mười đứa khác cũng
họa theo. Những đàn ông đàn bà cấy lúa, cắt lúa, làm cỏ
hay tát nước ở dưới sáng trăng, hoặc ban đêm đạp lúa,
giã gạo, cũng theo nhịp nhàng tay chân mà hát để quên
mệt. Trên các sông, nhất là trên sông Hương ở Huế,
giữa đêm khuya thường được nghe một chị lái đò ở xa xa
cất tiếng lanh lảnh hò "mái nhì" hay hò "mái đẩy" giọng
thực não nùng tê tái. Những người kéo gỗ trên rừng,
những kẻ kéo chài dưói biển, cũng thường dùng tiếng
"hồ khoan" "dô ta" để làm cho rập tay chân, ở Bắc Việt
những đêm sáng trăng, nhất là đêm rằm tháng tám, con
trai con gái trong làng thường họp nhau để hát đối hay
hát trống quân, trong những cuộc hát ấy ai đặt được câu
hát hay thường có thưởng. Xem thê thì ta thấy rằng
người nhà quê ta rất thích hát, mà những bài hát ấy đã
thành một phần trọng yếu trong văn chương truyền
khẩu của ta.
Về sự múa thì ở nước ta chỉ thấy lốỉ múa về tôn giáo
như lên đồng ở các điện phủ am tĩnh, múa Văn và múa
Võ ỏ lễ Nam Giao, múa Bát vật, múa Tứ linh, múa Tam
đa, Bát tiên ở các cuộc điển lễ, và các lốĩ phổ thông ở
302