Page 295 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 295

tâm  điểm  cho  một  cuộc  cải  tạo  lốn.  Hiện  nay  ta  nhận
    thấy có nhiều tác phẩm rất khả quan, nhất là về hội họa
    điêu  khắc  và  kiến  trúc,  mà  nghệ  thuật  thì  có  khuynh
    hướng thông tục là hơn tôn giáo,  dẫu rằng nó vẫn chưa
    thoát khỏi tính chất quí tộc như xưa.
       Ảm   nhạc  -  Âm  nhạc  nước  ta  ngày  xưa  không  rõ  thê
    nào,  trong  sử  sách  không  thấy  ghi  chép.  Duy  sách  Đại
    Việt sử ký có chép rằng ở triều Lý vua khiến nhạc công
    đặt  nhạc  khúc  gọi  là  điệu  Chiêm  Thành,  tiếng  trong
    trẻo  mà ai oán  thảm   thương,  ngâm  nghe  phải khóc.  Có
    lẽ những điệu nhạc ca cung nam ngày nay là gốc tự đó.
       Đên đòi  Hồng Đức  (1470)  vua  Lê Thánh  Tôn  mới  sai
    các  quan  tại  triều  là  Thân  Nhân  Trung,  Đỗ  Nhuận,
    Lương Thế Vinh kê cứu âm nhạc của Trung Quốc và đặt
    ra  hai  bộ:  Bộ  Đồng  Văn  chuyên  tập  âm  luật  để  hòa
    nhạc,  và  bộ  Nhã  Nhạc  chuyên  dùng  nhân  thanh  để
    xưống hát, hai bộ đều thuộc quan Thái thường trông coi.
    Về  âm  nhạc  ở  dân  gian  thì  có  bộ  Giáo  Phường  quản
    giám.  Từ  đòi  Quang  Hưng  (1578)  hai  bộ  Đồng  Văn  và
    Nhã  nhạc  chỉ  khi  nào  có  lễ  tê  giao  miếu và  lễ  triều hạ
    thì  mới  dùng  đến.  Từ  đòi Lê  Trung  Hưng,  trong  Trịnh
    Phủ lại đặt riêng một đội bả lệnh, phàm trong quan phủ
    hay ngoài dân gian có việc tang tê đều dùng đội ấy cả.
       Những  nhạc  khí  thì  từ  đòi  Quang  Hưng  về  sau,  bộ
     Đồng Văn và bộ Nhã Nhạc  dùng  một thứ trông ngưỡng
     thiên lớn,  cái kèn trúc lớn,  cái long sinh long phách, cái
     đàn ba dây, bốn dây hoặc mười lăm dây, cái ống sáo, cái
     trông  mành  một  mặt,  về  cái  phách  xâu  tiền  hay  sinh
     tiền.  Đội bả lệnh thì có trống  mõ,  trống tiền bông  (giữa
     thắt lưng ong), kèn đại kèn tiểu và kèn tổ sâu.


                                                                297
   290   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300