Page 292 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 292

ta  cũng  không  thể bỏ  qua.  Thuật  ấy,  ngoài  sự  vẽ  kiểu
     cho các  thợ  chạm,  thợ  khảm,  thợ  sơn,  thợ  thêu,  thì  chỉ
     vẽ  những  bức  tranh  sơn  thủy,  bức  tứ  bình,  bức  mành
     mành,  hoặc là  điểm  những hình tứ linh,  ngũ  phúc,  bác
     bửu  đắp  ỏ  các  mái  đền  chùa,  hay  các  bình  phong  mà
     thôi.  Về cách  vẽ  tường thì  thỉnh  thoảng ở chùa  lớn  mối
     thấy có những bức tranh thập điện,  hay những tứ linh,
     long cuốh thủy, cá hóa rồng.  Cách vẽ chân dung thì chất
     phác và hiếm người biết.  Cách vẽ dầu và sơn thì thường
     dùng  để  vẽ  những  phong  cảnh  hay  cầm  thú  ở  các  bức
     hoành,  bức hình,  hay là  mặt trắp mặt hộp  sơn  mà thôi,
     chứ không có những bức họa riêng như ở Âu châu.

                                    *
                                  *    *


        Bây  giờ  ta  thử theo  những  điều  sơ  lược  thuật  ở  trên
     mà tìm xem nghệ thuật Việt Nam có những đặc tính gì.
     Điều thứ nhất là nghệ thuật ấy bị bó buộc ở trong lề lốì
     cổ,  phải  tôn  trọng  những  phép  tắc  xưa,  cho  nên  nhà
     nghề  tài  giỏi  mấy  cũng  chỉ  cần  phỏng  lại  những  hình
     thức sẵn có cho khéo, chứ không được theo tự ý mà sáng
     kiến những cách thức mới.  Bởi vậy nhà nghệ thuật Việt
     Nam  không phải là  người biểu  diễn ý chí tâm  tính của
     mình,  cũng  không phải  là  người  quan  sát và  biểu  hiện
     tự  nhiên,  mà  chỉ  là  người  giỏi  bắt  chưốc  những  kiểu
     mẫu  sẵn.  Có  muốn  hơn  người  thì  họ chỉ  cốt  ra  tay  cho
     khéo, chỉ cốt làm cho thật tỷ mỷ, thật tinh tế, thật dụng
     công chỉ cốt xếp  đặt các bộ phận cho xinh xắn  lộng lẫy.
     Vì  th ế cho  nên  một  tính  chất  đặc  biệt  của  nghệ  thuật


     294
   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296   297