Page 288 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 288
những cột kèo, rầm ngang xà dọc đều có chạm khắc
hoặc sơn son thếp vàng lộng lẫy. Những khuông giữa
cột xà, cùng những cửa võng, cửa bức bàn, cửa chấn
song, thường khảm xa cừ, khảm ngà, hoặc sơn thếp.
Còn các tường hoa, mái dốc, nóc nhà thì thường đắp nặn
thành hổ phù hoặc tứ linh. 0 đường trước những tòa
nhà lớn và đình chùa dinh thự cùng cung điện thường
có một bức bình phong rồi đến cửa vào, có hai hay bôh
cột đồng trụ hoặc cửa tam quan trên có gác canh hay
lầu chuông, ớ bốh m ặt thường có thành cao vây bọc.
Khi một sỏ có nhiều nhà thì thường cách nhau bằng
những sân rộng, ở trong có bình phong bể cạn, chậu
cảnh cùng đình tạ. Xung quanh các tòa nhà đồ sộ
nghiêm trang ấy, thường có cây cốì um tùm và ao hồ
rộng rãi, làm cho cảnh trí thêm vẻ oai nghiêm mà khả
ái. Các lăng tẩm ở Huế sở dĩ là những nơi thắng cảnh ở
kinh đô, phần nhiều là nhò cảnh trí thiên nhiên khéo
dung hỢp với công trình nhân tạo.
Về phương diện kiến trúc vũ bị thì từ đòi thượng cổ ta
đã thấy có thành cổ Loa, nay chỉ còn sót một đôi dấu
vết không đủ cho ta biết rõ được cách thức kiến trúc bấy
giò thế nào. 0 đòi Bắc thuộc thì thành Đại La do Cao
Biền xây ở trên sông Tô Lịch (867) sang đòi độc lập thì
thành Hoa Lư của Đinh Tiên Hoàng xây ở tỉnh Ninh
Bình (990) bây giờ cũng chỉ còn thấy miêu tả ở trong sử
sách. Long Thành do vua Lý Thái Tổ xây ở nền thành
Đại La xưa (1009) hiện nay còn ít nhiều luỹ đất ở phía
tây thành Hà Nội. Năm 1397, Hồ Quý Ly xây thành
Tây Đô ở Thanh Hóa, hiện nay còn sót lại bốh cửa đá to.
Đến triều Gia Long và Minh Mạng, những võ quan
290