Page 286 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 286
trong lịch sử, thì nghệ thuật thêm sinh khí mới, khiến
đến đòi Lê, nhất là từ đòi Hồng Đức thì đã phát triển
đưỢc đến trình độ rất khả quan. Đầu thế kỷ 19, khi
triều Nguyễn nhất thống nam bắc thì hình như nghệ
thuật ta đã do sự hoàn toàn mô phỏng kiểu Tàu mà tìm
ra được những hình thức riêng, khiến ta có thể bác cái
thành kiến trên mà nói rằng: nghệ thuật Việt Nam đã
nhờ ảnh hưỏng của Tàu và tinh thần của dân tộc mà
gây dựng ra một lối đặc biệt.
Kiến trúc. - ó dân tộc nào cũng vậy, nghệ thuật thứ
nhất là thuật kiến trúc là gồm cả các thuật khác...
Thuật kiến trúc là có quan hệ nhất với thổ địa, với khí
hậu, thích hỢp nhất với phong tục, tôn giáo, chế độ, vì
kiến trúc là gồm cả nhà cửa đền chùa cung điện. Như
vậy thì thuật kiến trúc là tiêu biểu được rõ nhất cái tư
tưởng chung, cái tinh thần chung của chủng tộc**\
Vì phải theo những điều kiện vê thổ địa và vật liệu
nên nhà cửa ở nưóc ta phần nhiều làm bằng tre và gỗ,
thành ra phải làm nhiều cột kèo dằng dịt nhau, phải
làm tường vách và mái nặng cho vững chãi; vì khí hậu
nóng nên nhà ít tường vách ngăn phòng và mặt trước
thường để trống hoặc chỉ treo rèm. Cách làm nhà lại còn
phải theo những điều do lễ giáo và pháp luật qui định.
Theo sách Lễ ký và Gia lễ thì trong việc làm nhà có ba
điều trọng yếu nhất là chọn hưống nhà cửa cho tốt, đặt
bàn thò gia tiên ở gian giữa, và ngăn riêng chỗ ở của
đàn ông đàn bà. Theo luật xưa thì ai làm nhà mà không
theo cách thức đã định thì phải phạt tội trượng.
Sur l'art annamite, par H.Goudon (Revue indochinoise).
288