Page 281 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 281
1926 mối có báo Tiếng Dân là cơ quan ngôn luận đầu
tiên), môt phương diện là làm trường thử tài của các
nhà văn sĩ, một phương diện là làm trường học quôc ván
của quốc dân, khiến cái địa vị báo chí quan hệ trọng yếu
ở trong văn học sử không có nước nào như nước ta vậy.
Từ năm 1925, nhân cái phong trào chính trị và xã hội
bồng bột,, nên Việt ngữ có khuynh hướng cổ động và
nghị luận về chính và xã hội, mà ít chăm đến phương
diện thuần tuý văn chương. Các báo (Thực Nghiệp,
Đông Pháp, Tiêng Dân) và các sách (Nam Đồng thư xã,
Quan hải tùng thư) bấy giờ đều như th ế cả.
Đến khoảng năm 1930, trải qua thòi kỳ thất bại của
các cuộc vận động chính trị và xã hội thì văn học lại
theo một khuynh hướng mới là bỏ các vấn đề chính trị
mà chăm chỉ trích những phong tục đồi bại và chê độ cổ
hủ. Về văn thể thì lối tiểu thuyết thịnh hành hơn lốĩ
nghị luận ở kỳ trước. Cơ quan tiên phong của khuynh
hướng ấy là báo Phong Hóa, do các ông Nguyễn Tường
Tam, Khái Hưng, Thế Lữ chủ trương, rồi tiếp đến Tiểu
thuyết thứ bảy, Hà Nội Báo. Ngày Nay, cùng những thư
xã như Tự Lực văn đoàn.
Từ năm 1936, nhân M ặt trận bình dân nước Pháp lên
cầm quyền, những phong trào chính trị và xã hội ở nước
ta lại có vẻ phấn khởi, thì văn học cũng theo thời thê mà
can dự vào những phong trào chính trị và xã hội ấy.
Trong hai năm những báo chí và tùng thư tả khuynh,
kế tiếp nhau mà xuất hiện. Nhiều tò báo trước kia
chuyên chú về văn chương và trào phúng mà bây giờ
cũng thêm mục bàn về các vấn đề chính trị và xã hội.
Đại khái con đường diên cách của văn học hiện đại
283