Page 276 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 276
Văn Hưu làm bộ Đại Việt sử là bộ sử ký thứ nhất của
nưóc ta. Đến đòi Trần Nhân Tôn thì những bài hịch
tưóng sĩ của Trần Hưng Đạo, bài thơ "Đoạt sáo" của
Trần Quang Khải, bài thơ "Hoành Sáo" của Phạm Ngũ
Lão đều là kiệt tác văn chương. Bài phú Ngọc tỉnh liên
của Mạc Đĩnh Chi cũng được người ta truyền tụng đến
nay. Đến đòi Trần mạt thì có Chu An là nhà nho học
uyên thâm cao khiết làm sách Tứ thư thuyết ước (thất
truyền) chú trọng về phương diện thực hành của nho
giáo, và bài sớ thất trảm (cũng thất truyền) mà ông Lê
Tung phê bình bằng mấy chữ "nghĩa động kiền khôn".
Triều Lê mới nổi thì đã có bài Bình Ngô đại cáo là
một áng văn tuyệt diệu mở đầu văn học sử, rồi tiếp đến
Quỳnh Uyển cửu ca của Lê Thánh Tôn và Thiên Nam
dư hạ tập của Thân Nhân Trung là hai tác phẩm trọng
yếu ở đời Hồng Đức. về sau, những ván sĩ trứ danh là
Nguyễn Bỉnh Khiêm có bộ Bạch Vân thi tập Võ Quỳnh
có bộ Lĩnh Nam trích quái, Nguyễn Dữ có bộ Truyền kỳ
m ạn lục, Bùi Huy Bích có sách Lữ Trung tạp ký, Đoàn
Thị Điểm có sách Tục truyền ký, Ngô Sĩ Liên có sách
Đại Việt sử ký toàn thư, và nhất là Lê Quí Đôn, một
nhà bác học đa tài, trước thuật có đến hơn ba chục bộ
sách về nho học, lão học, phật học sử học, binh học, cùng
là thi văn tạp bút, tựu trung có tiếng nhất là bộ Vân đài
loại ngữ, Kiến văn tiểu lục, Quần thư khảo biện và Đại
Việt thông sử.
ơ triều Nguyễn thì thi ca có Tùng Thiện Vương, Tuy
Lý Vương, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, về tản văn
thì có Phạm Đình Hổ làm sách Vũ trung tùy bút và
Tang thương ngẫu lục (bộ sau hỢp tác với Nguyễn Án),
278