Page 271 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 271

khi người nước ta học  chữ hán thì  ngôn ngữ lại  thường
   mưỢn những tiếng ở chữ hán.  Nhà  ngôn ngữ  học  gọi  là
   tiếng  hán  việt,  khi  thì  giữ  nguyên  nghĩa  chữ  hán,  khi
   thì  dùng  sai  nghĩa  đi,  cũng  có  khi  thì  hỢp  vói  ít  nhiều
   tiếng  nôm  thành  một  lời^^\  Những  tiếng  hán  việt  ấy
   thường dùng nhất là những khi cần biểu  diễn ý tứ trừu
   tượng hay muốh đặt lòi lẽ trang nhã đài các.
      Tiếng hán việt dùng vào Việt ngữ  đã lâu.  Trong  một
   bài văn bia ở núi Hộ Thành Sơn tỉnh Ninh Bình về năm
   1343  mà  trường  Viễn  đông  bác  cổ  phát  kiến  được,  và
   trong  những  bài  thơ  nôm  xưa  nhất  còn  truyền  lại  là
   những  bài  giễu  vua  Trần  Anh  Tôn  về  việc  gả  Huyền
   Trân  Công  chúa  đã  thấy  có  dùng  tiếng  hán  việt.  Khi
   quốc  văn  mới  thành  lập,  các  nhà  văn  nước  ta  mói  viết
   văn bằng tiếng nước nhà, rất hay dùng xen chữ hán,  mà
   những  chữ  ấy  lần  lần  sẽ  thành  tiếng  hán  việt.  Ta  cứ
   xem những bài quốc ván xưa, như Gia Huấn ca và Hồng
   đức quốc âm thi tập thì đủ rõ.
      Những  tiếng  tàu  và  chữ  hán  khi  đã  dùng  vào  Việt
   ngữ thì theo những nguyên tắc nhất định của ngôn ngữ
   học  mà  biến  đổi  theo  âm  luật  và  ngữ  pháp  Việt  ngữ.
   Những điều ấy nhà  ngữ học  H.  Maspero  đã nghiên cứu
   rõ ràng, ở đây không thể thuật bày kỹ được.
      Từ khi nước  ta tiếp xúc vối người Pháp  thì  ngôn ngữ
   lại  chịu  ảnh  hưởng  mới  mà  mượn  thêm  nhiều  tiếng
   trong  Pháp  ngữ.  Buổi  đầu  thì  mượn  tiếng  thuộc  về các
   đồ dùng và các chức nghiệp mói  mà  ngôn ngữ ta không




     Ví dụ: Cương thường, lịch sự, nhã nhặn, khinh rẻ, bỗng nhiên, bất thình
   lình.
                                                              273
   266   267   268   269   270   271   272   273   274   275   276