Page 267 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 267
nên võ nghệ chỉ có những người chuyên binh nghiệp
luyện tập mà thôi. Các triều vua xưa có lập trường
giảng võ và đặt các khoa thi võ, song chỉ cốt đào tạo và
kén chọn những người dũng m ãnh để dùng về quân sự
thôi. Không rõ cách tổ chức trường giảng võ và thi võ ở
các triều trước thế nào, duy triều Nguyễn thì không có
trường dạy võ mà chỉ có trường thi thôi. Đời Minh Mệnh
lần lượt mở trường thi võ ở Thừa Thiên, Hà Nội và
Thanh Hóa, đến đòi Thiệu Trị thì định các năm Tí, Ngọ,
Mão, Dậu thì mở khoa võ hương thí; năm Thìn, Tuất,
Sửu, Mùi thì mở khoa võ hội thí. Chương trình thi
hương thì chia ra ba kỳ: kỳ thứ nhất thì xách tạ; kỳ thứ
hai thi múa côn thương; kỳ thứ ba thi bắn súng hiệp.
Quán cả ba kỳ, ai vào hạng ưu bình thì được lấy đậu võ
cử nhân, vào hạng thứ nhì được lấy đậu võ tú tài. Kỳ
phúc hạch chỉ hỏi vài câu võ kinh, tùy văn lý mà chia
thứ tự trên dưới.
Phép thi hội cũng như phép thi hương, duy mỗi kỳ
điều kiện có nặng hơn thi hương một chút. Thi trúng đủ
ba kỳ thì được vào hạng trúng cách. Người nào biết chữ
thì được dự đình thí. Kỳ này hỏi một vài bài đại nghĩa
về võ kinh, một vài điều yếu lược về binh pháp của các
bậc danh tướng lịch triều, và một vài điều thời sự. Ai đủ
số phân điểm thì lấy đậu võ tiến sĩ, còn người chỉ đậu
hội thí thì vào hạng võ phó bảng.
Những cách luyện võ thường dùng ở nưóc ta, đại khái
là: 1 - tập xách nặng, dùng hòn đá hay quả tạ; 2 - tập đu
rút mình và lộn nhào (giống cách tập trapèze của tây); 3
- luyện chân tay, dùng thúng thóc và cây chuối để xỉa
bàn tay vào, và dùng cây chuối để đá cho đến khi có thể
269