Page 269 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 269

trăm   nết" tức là cái nghĩa vụ chủ yếu của  người ta.  Đôl
   vói bản thân ta thì đạo hiếu khiến ta  phải sửa  mình và
   giữ gìn thân thể, trau dồi tâm  hồn để thò cha mẹ tổ tiên;
   đối  vói  người  ngoài,  với  người  trên  kẻ  dưới,  ta  phải  có
   đức trung thứ; cũng là ở trong phạm vi đạo hiếu cả.  Đạo
   hiếu  ấy,  phụ  huynh  cũng  thường  đem  khuyên  dạy  con
   em, nhưng phần nhiều là do kinh nghiệm hàng ngày, do
   những điều nó  tai nghe  m ắt thấy ở xung quanh  mà tạo
   thành  cho  nó  một  cái  quan  niệm  về  gia  đình  luân  lý.
   Đến khi nó lớn, vào trường học thì những điều thầy dạy,
   những  sách  học  đều  bồi  đắp  thêm  cho  nền  luân  lý  tôn
   pháp ấy,  mà  suy rộng ra  đến nghĩa  vụ của người ta  đối
   với nước với vua.  Câu tục ngữ "tiên học lễ hậu học văn"
   đủ  biểu  minh  cái  tinh  thần  của  phép  giáo  dục  trọng
   luân lý ấy.
      Sự giáo dục ở gia đình đốì với con trai và con gái đều
   có công  dụng  như  nhau,  song  ngay  từ khi  nhỏ  nó cũng
   đã cảm  thấy cái thói trọng nam  khinh  nữ,  như con trai
   thì  được  rong  chơi  hay  đi  học,  mà  con  gái  thì  phải  giữ
   em  hay giúp mẹ làm việc nhà; con trai thì  được  giúp đỡ
   cha mẹ trong việc tế  tự gia tiên,  mà con gái thì chỉ phải
   nấu nướng ở trong xó bếp.
      Những  nhà  nho  nghiệp  lại  thường  đem  những  sách
   Gia Huấn Nữ tắc^'^ để dạy con em.  Những sách ấy phần
   nhiều viết bằng quốc văn có vần cho con trẻ  dễ nhớ, đại
   khái đốỉ vói con trai thì dạy những nghĩa vụ với cha mẹ,
   họ hàng,  làng nước và  đạo kính thầy trung vua,  đổĩ vói
   con gái thì  dạy tứ đức,  nghĩa là  dáng dấp đứng ngồi và


     Gia huấn ca của Nguyễn Trãi; Nữ tắc diễn nôm có một bản của Trương
   Vĩnh Ký dịch.
                                                               271
   264   265   266   267   268   269   270   271   272   273   274