Page 268 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 268

đá vào tường gạch được; 4 - tập nhảy, bỏ cát vào hai ông
     quần  mà  nhảy;  5  -  tập  quyền  thảo  là  phép  đánh  bằng
     tay chân; 6 -  tập côn, roi, thương, đại đao V.V..
        Mỗi  phép  có  một  bài  dạy,  có  trình  tự  phân  minh.
     Thầy  dạy  thường  đánh  mõ  làm  hiệu  để  học  trò  theo
     tiếng mõ mà đi bài.
        Ngày  xưa  văn  võ  thành  hai  đường  cách  biệt,  những
     người  văn  học  thì  khinh  võ  nghệ  mà  không  tập  luyện,
     cho  nên  thường  có  dáng  yếu  đuối  xanh  xao,  còn  người
     chuyên  võ  nghệ  thì  không  cần  học  văn,  phần  nhiều  là
     người  dốt  đặc,  nên  người  võ  nghệ  thường  bị  người  văn
     học khinh bỉ.
        Ngày nay thể dục  đã  thành  một khoa  có  địa  vị  xứng
     đáng trong chương trình giáo  dục,  học trò tập văn xong
     thì  phải  tập  võ.  0   các  thành  thị  cùng  nhiều  nơi  thôn
     quê,  ta  thấy lập  nhiều  hội  thể  thao,  từ thợ  thuyền,  học
     trò  cho  đến  quan  viên  cũng  hăng  hái  với  thể  dục,  chứ
     người ta không có não kỳ thị như xưa nữa.
        Gia đinh giáo dục.  -  Gia đình là nền tảng của xã hội,
     cho nên sự giáo dục con cái ở trong gia đình là một điều
     rất quan trọng.  Song sự giáo  dục ấy không phải là  giáo
     dục  truyền  thụ  như  ở  nhà  trường,  mà  chỉ  là  một  thứ
     giáo dục kinh nghiệm,  ơ  trong gia đình những điều đứa
     trẻ trông thấy nghe thấy hàng ngày  dần  dần tạo thành
    ‘  cho  nó  những  tính  tình,  tập  quán,  tín  ngưỡng  và  tư
     tưỏng.  Nó không cần  ai  dạy bảo  mà lần lần biết những
     nghĩa vụ của nó đối với cha mẹ,  anh em,  họ hàng, cùng
     tổ tiên; nó chỉ nhờ kinh nghiệm mà biết rằng cái đạo tôn
     nghiêm  nhất  của  con  cái  ỏ  trong  gia  đình  là  đạo  hiếu.
     Theo luân lý nho giáo của nước ta thì hiếu là "đứng đầu


     270
   263   264   265   266   267   268   269   270   271   272   273