Page 263 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 263

lòi cho khéo,  gọt câu cho chỉnh, viết chữ cho tử tế,  một ý
   tứ có thể diễn ra năm bảy cách, miễn là lòi văn cho bóng
   bảy mà ý tứ dù là bã cặn của Tốhg nho cũng không can
   gì.  Cái  thói  trọng  từ  chương,  ưa  hư  văn  đã  thành  một
   thứ nhiên tính của  dân  tộc  ta.  Với cách  giáo  dục  ấy thì
   dù  người  thiên  tư  lỗi  lạc  cũng  phải  nhụt  đi,  huống  gì
   những  người  tư chất  tầm   thường,  thực  là  một  thứ  giáo
   dục giết chết nhân cách vậy.
      Ngày nay Chính phủ thuộc địa đã cải cách việc học. ơ
   Nam  Việt  ngay  sau  khi  thành  nhượng  địa  thì  Chính
   phủ đã bãi khoa thi và trường học chữ hán,  mà đặt chê
   độ  học  đường  Pháp Việt,  ở   Bắc  Việt và  Trung Việt  thì
   cải  cách  chậm  hơn,  đến  năm  1908  mới  có  Hội  đồng cải
   cách học vụ sửa lại chương trình việc học gồm có ba bậc:
      1)  Bậc  ấu học  do các  xã  thôn phải  lập trường và  mời
   thầy  dạy  chữ  hán  và  chữ  quốc  ngữ,  tôt  nghiệp  thì  thi
   tuyển sinh,  ớ  tỉnh lỵ có một trường ấu học công để làm
   qui thức cho các trường xã thôn.
      2)  Bậc tiểu  học  dạy các  tuyển  sinh,  tức là các  trường
   giáo  huấn  ở  các  phủ  huyện,  dạy  chữ  hán  và  chữ  quốc
   ngữ;  nếu  có  học  trò  tình  nguyện  học  chữ  Pháp  thì  đặt
   thầy riêng, về chương trình hán học thì ngoài ngũ kinh
   tứ thư và bắc sử, thì nay có dạy cả nam sử, mà bỏ các lối
   câu  đối  thơ  phú  và  văn  bát  cổ  không  dùng  nữa.  Tốt
   nghiệp bậc tiểu học, các tuyển sinh phải thi khóa sinh ở
   tỉnh lỵ.
      3)  Bậc trung học  dạy các khóa  sinh  tức là các trường
   đốc  học  ở  tỉnh  lỵ,  việc  dạy  chữ  hán  do  quan  Đốc  học
   chưỏng giáo,  còn  dạy chữ  quốc  ngữ và  chữ  pháp  thì  do
   các giáo viên trường Pháp Việt kiêm nhiệm.  Cứ ba năm


                                                               265
   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268