Page 262 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 262

Quốc.  Nó không cần hiểu nghĩa lý sâu xa ỏ các  sách  ấy
    mà chỉ cần hiểu nghĩa từng chữ một, cùng là có thể đếm
    số chữ và  đánh bằng trắc để  đem câu  nọ  so với câu  kia
    mà tập làm đốì thôi. Xong mấy quyển sách sơ học đó thì
    thầy  đem  ngay các  sách bắc  sử và  ngũ  kinh  tứ thư  đại
    toàn  của  Tống  nho  ra  dạy,  thầy  thì  cứ  nhắm  mắt  mà
    giảng chữ nào nghĩa nấy chỉ sỢ sai mất nghĩa của Tông
    nho,  trò  thì  cũng nhắm  mắt học  cho  thuộc lòng  để  đến
    khi hành văn nhớ lại mà đặt đề.  Suôt cả một đòi học trò
    (có người sáu bảy mươi tuổi còn học để đi thi)  chỉ học ở
    trong vòng bấy nhiêu sách ấy mà thôi.
       Song  phương  pháp  giáo  huấn  vụng  về chật hẹp  như
    th ế lại do một nguyên nhân khác,  là chế độ khoa cử của
    Triều  đình  dùng  để lung lạc  sĩ phu.  Chê  độ  ấy từ triều
    Lê, bắt chưóc chế độ của nhà Minh nhà Thanh ở Trung
    Quốc,  cốt xô  đẩy  sĩ  tử  trong  nước  vào  đường  cử  nghiệp
    hư văn, để tiện lợi cho chính trị, cho nên định khoa cử là
    con đường xuất thân duy nhất. Triều đình lại cho những
    người  khoa  mục  nhiều  điều  vinh  diệu  quá  đáng,  như
    trâm  bào  dạo phố,  cò biển  vinh  qui,  cùng  là  khắc  tên ở
    bia  đá  bảng  vàng  để  lưu  truyền  hậu  thế.  Chỉ  có  sách
    Chu Trình thể chú là sách chính thức,  sĩ tử không được
    lập luận trái với hai vị Tốhg nho ấy, mà thản hoặc trong
    khoa  trường có  ai  dám  bàn  sai  đi  một  chút  thì  gia  cho
    cái  tiếng bá  đạo  tà  thuyết  mà  đánh  hỏng  ngay.  Thể  lệ
    khoa  cử  lại  còn  có  những  trường  qui  hà  khốc,  khiến
    người nào vô ý một chút là bị hỏng hay là mang tội.  Chế
    độ khoa cử thế ấy thì phải sinh ra phương pháp giáo dục
    thê  kia,  là  lẽ  tất  nhiên.  Học  như  vậy  thì  học  trò  chỉ
    chăm học thuộc lòng một sô ít sách kể trên, và chăm lựa


    264
   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267