Page 257 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 257
làm nơi đào tạo nhân tài, rồi đến năm 1086 lại mở khoa
thi chọn người vào Hàn Lâm viện có Mạc Hiển Tích đậu
đầu, được bổ Hàn lâm học sĩ. Thòi bấy giò nho giáo đã
được suy tôn, song phật giáo và lão giáo cũng đồng
thịnh cho nên nhà vua lại thường mở khoa thi tam giáo
(đòi Lý Anh Tôn).
Sang triều Trần, ngay đời Trần Thái Tôn, việc giáo
dục và khoa cử đã tô chức chu đáo hơn ở triều Lý. Năm
1232 ngoài phép thi tam trường như đời trước lại mở
thêm khoa thi Thái học sinh, chia làm tam giáp để phân
biệt cao thấp (Theo phép thi của nhà Minh nước Tàu).
Đến khoa thi năm 1247 lại đặt ra tam khôi (Trạng
Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa) ở trên Thái học
sinh. Cũng năm ấy lại có khoa thi tam giáo bắt học sinh
phải thi cả ba môn nho học, phật học và lão học. Năm
1253 lại lập Quốc học viện để giảng tứ thư ngũ kinh và
lập Giảng võ đường để luyện tập võ nghệ. Ta xem thế
thì thấy ở đời Trần Thái Tôn không những phạm vi việc
học rộng rãi, kiêm trọng cả nho, phật, lão mà việc giáo
dục lại trọng cả trí dục và thể dục. Tiếc vì sử sách chép
sơ lược ta không thể nghiên cứu rõ ràng về cách tổ chức
và chương trình.
Đến đời Trần Anh Tôn năm 1311 sửa lại phép thi
chia làm bốh kỳ: kỳ thứ nhất thi ám tả; kỳ thứ nhì thi
kinh nghĩa và thơ phú; kỳ thứ ba thi chế, chiếu, biểu; kỳ
thứ tư thi văn sách. Đời Trần Duệ Tôn năm 1374, Lê
Quí Ly lại cải cách phép thi đổi Thái học sinh làm Tiến
sĩ cho tam khôi và Hoàng Giáp là cập đệ xuất thân, cho
Tiến sĩ là đồng cập đệ xuất thân, về chương trình thì
đời Thuận Tôn, năm 1397 Quí Ly định lại bốn trường và
259