Page 258 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 258

bỏ  món  ám  tả,  nhất  trường  thi  kinh  nghĩa;  nhị  trường
     thi  thơ  phú;  tam  trường thi  chiếu,  chế,  biểu;  tứ  trường
     thi  văn  sách.  (Đến  đòi  Hồ  Hán  Thương  lại  thêm  một
     món  thi  toán  pháp).  Quí  Ly  lại  bắt  đầu  định  phép  thi
     hương, có trúng tuyển cử nhân mới được dự thi hội năm
     sau,  ai  trúng  hội  thì  thi  một bài  văn  sách  nữa  để  định
     cao thấp, tức là thi đình.
        Trước  kia  nhà  quốc  học  chỉ  đặt  ở  kinh  đô,  còn  trong
     dân gian thì việc học hành tự ý nhân  dân tổ chức.  Năm
     1398,  Quý  Ly  đặt  quan  Giáo  Thụ  tại  các  châu  các  phủ
     những lộ  (tỉnh)  Sơn  Nam  (nay là  Nam Định),  Ninh  Bắc
     (nay là  Bắc Ninh) và  Hải Đông (nay là Hải Dương),  tùy
     theo  châu  phủ  lón  nhỏ  mà  cấp  học  điền  là  15,  12  hay
     mười mẫu.  0  mỗi lộ thì có quan Đốc học dạy sinh  đồ, cứ
     mỗi năm thì chọn những kẻ tuấn tú cống về triều để thi
     hạch.
        Phép  thi bấy giò,  trải  nhiều lần cải  biến nên  đã  tinh
     tường.  Sang triều  Lê  đại  khái  đều  phỏng  theo  như thế,
     nhưng lại thêm điều bó buộc và trọng vẻ phù hoa.
        Sau khi Lê Thái Tổ đánh được quân Minh,  khôi phục
     độc lập, thì ngài lưu tâm sắp đặt việc học ngay.  Ngài mở
     lại  trường  Quốc  Tử  Giám  để  cho  con  cháu  các  quan  và
     các người thường dân tuấn tú vào học, và đặt lại các nhà
     học ở các phủ và các lộ.
        Ngài  lại  mở khoa  Minh  Kinh bắt các  quan văn võ từ
     tứ phẩm  trở xuống phải thi kinh sử và vũ kinh; ở các lộ
     cũng  mở  khoa  Minh  Kinh,  khuyên những  người  ẩn  dật
     trong  buổi  chiến  tranh  ra  ứng  thí  để  chọn  nhân  tài.
     Song  đó chẳng qua là những  phương  sách  lâm  thời  sau
     cuộc  loạn,  đến  đòi  Lê  Thánh  Tôn  mới  noi  theo  chê  độ


     260
   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263