Page 255 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 255
dụng lại sâu xa phổ cập vô cùng. Kể từ đòi Tân Hán,
nho học được độc tôn thì học thuyết Lão Trang suy lần.
Đến đòi Hoàng đế nhà Hậu Hán (147-167) có nhà đạo
học là Trương Đạo Làng học được đạo trường sinh rồi
lên ở núi Hộc Minh sơn ở đất Thục làm một bộ đạo thư
24 thiên để dẫn dụ nhân dân. Phàm ai nhập môn thì
phải nộp năm đấu gạo nên người ta gọi là "ngũ mễ đạo".
Phép trị bệnh của đạo ấy là dùng nước bùn (phù thủy)
cho người bệnh uống, hay là viết tên họ người bệnh vào
ba tờ giấy, một tò dán ở trên núi, một tờ chôn ở dưói đất
và một tò ném chìm xuống nưổc. Con Lăng là Hoành,
cháu là Lỗ, cùng tu đạo ỏ đấy. Đến con Lỗ là Trương
Thịnh thì dời đến Long Hổ Sơn ở tỉnh Giang Tây rồi đạo
thống kê tục mãi mãi.
Trương Đạo Lăng phụ hội thuyết thần quái của bọn
phương sĩ đòi Lưỡng Hán và lợi dụng hư vô chủ nghĩa
cùng phá hoại chủ nghĩa của Lão học để lung lạc những
kẻ bất bình trong xã hội cho nên kết nạp được tín đồ rất
đông. Lại nhân văn thể của Lão tử có vần dễ tụng, có
nhiều chỗ mập mờ khó hiểu, hoặc những đoạn như
"thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu" có vẻ thần bí, cho
nên lại càng khiến người ta sỢ hãi và mê tín thêm. Gia
dĩ cuốỉ đời Hán sang đòi Tấn, học Hoàng Lão thịnh
hành, những kẻ sùng bái học ấy, lấy điều siêu nhiên cao
cư làm chủ, cho nên rất lưu ý về phép trường sinh bất
tử, vũ hóa đăng tiên. Từ đó Đạo giáo nghiễm nhiên
thành phép tu tiên, đến đời Đông Tấn có Cát Hồng qui
định rất là chu đáo, rồi sinh ra vô sô" những phương
thuật và mê tín khác.
257