Page 253 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 253

lặng  mà  dân  tự  ngay  thẳng"^'\  Tuy  nhiên,  vô  vi  không
     phải là  cứ  ngồi  yên  không hành  động  gì cả  đâu;  nhưng
     đã  làm  việc  chính  trị  thì  phải  phòng  ngừa  từ  trước,  lo
     liệu từ trưóc, từ lúc chưa có việc gì xảy ra thì mói được‘^\
     Ngài  cho  rằng:  "Đạo  lớn  đã  bỏ  thì  mới  đặt  ra  nhân
     nghĩa;  có kẻ  trí tuệ  thì mới có những điều  gian ác  phản
     nghịch; vì cha con vỢ chồng không hòa vói nhau nên mới
     sinh  ra  hiếu  tử;  vì  quốc  gia  biến  loạn  cho  nên  mói  có
     trung thần"*^\  nghĩa là những điều ước thúc của luân lý
     đạo đức đều là trái với đạo cả.  Những nhà chính trị biết
     theo  đạo  thì  không  cần  lấy  nhân  nghĩa  lễ  trí  mà  dạy
     dân,  chỉ  cần  khiến  cho  dân  giữ  lấy  tính  giản  dị  chất
     phác mà theo tự nhiên.  Cái xã hội lý tưởng của Lão tử là
     "nước  nhỏ  ít  người,  không  cần  kỹ  xảo  văn  vật,  không
     cần  đến  binh  mã  quân  lính,  không  cần  giao  thông,
     không cần  những  đồ  xa  xỉ  trang  sức,  miễn  được  ăn  no,
     mặc  ấm,  ở  yên,  giữ  lấy  phong  tục  dịu  dàng  hòa  nhã^'**.
     Những  quan  niệm  "thiên  địa  bất  nhân"  "thanh  tĩnh  vô
     vi"  ấy rất hỢp vói tư tưởng yếm thế ở xã hội đương thòi,
     cùng những ý thức tiêu cực và phẫn oán của giai cấp quí
      tộc phong kiến đương suy đốn.
        Chủ nghĩa xuất th ế của Trang Chu là theo chủ nghĩa
      vô vi  của  Lão  tử  mà  suy  diễn  ra.  Song vô  vi  chủ nghĩa


       Vô vi nhi dân tự hóa.
      ® Vi chi ư vị hữu, trị chí ư vi loạn.
        Đại đạo  phế,  hữu  nhân  nghĩa,  trí tuệ xuất,  hữu đại  nguy,  lục thân  bất
      hòa, hữu hiếu sử, quốc gia hỗn loạn, hữu trung thần.
       Tiểu quổc quả dân, sử hữu thập bách chi khí nhi bất dụng; sử dân trọng
      tử nhi bất viễn tỷ. Tuy hữu chu xa, vô sở thừa chi; tuy hữu binh giáp,vô sở
      trần chi;  sử dân  phục  kết  thăng nhi dụng chi.  Cam kỳ thực,  mỹ kỳ phục,
      an kỳ cư, lạc kỳ tục. Lân quốc tương vọng kế cầu chi thanh lương văn; dân
      chi lão tử bất tương vãng lai.

                                                                 255
   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258