Page 249 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 249
con đường giải thoát, cho nên đối vói mọi sự ở đòi đều có
thái độ tiêu cực. Dẫu rằng có dạy người ta phải xuất lực
tự cường, nhưng cũng chẳng qua tự cường xuất lực để
nhẫn nại, để diệt dục, để mau đến cảnh giải thoát mà
thôi.
Sau khi Thích ca viên tịch rồi thì cao đệ là Ma Ha
•Già diệp hội đệ tử hơn năm trăm người ở thành Vương
Xá nước Ma Yết Đà, biên soạn kinh điển chia làm 3 bộ:
kinh luật, luận, gọi là tam tạng. Sau được vua A Dục
(Asoka) nước ấy hết sức bảo hộ, Phật giáo bèn thịnh
hành ở khắp cõi Ân Độ. Người những chủng tính
(castes) thường bị người Bà La Môn áp chế qui y Phật
giáo rất đông. Nhưng đến khi nước Ma Yết Đà suy thì
thê lực Phật giáo cũng kém. Sau được nước Đại Nhục
chi nôi lên ỏ Trung Á, vua là Già Nhị sắc già quy y Phật
giáo, các giáo đồ nhà phật mới kết tập ở nước ấy, nhưng
vì các giáo đồ ở phương nam Ân Độ không dự hội, nên
Phật giáo bèn nhân th ế mà chia ra hai phái: nam tôn
lấy nước Sư tử (nay là Tích Lan Ceylan) làm đại bản
doanh, sau truyền sang các nước Diến Điện, Xiêm La,
Cao Man cùng Nam Dương quần đảo; bắc tôn lấy nước
Đại Nhục chi làm đại bản doanh, sau truyền sang
Trung Quốc cùng các nước Đông Á. Hiện nay Phật giáo
của nam tôn theo giáo lý tiểu thừa, còn bắc tôn thì theo
giáo lý đại thừa. Phật giáo ở nước ta xưa nay vẫn theo
đại thừa, vậy ta cũng nên biết qua đại khái giáo lý đại
thừa là thê nào.
"Về tôn giáo thì đại thừa thờ cái toàn thể là gồm cả
vật chất và tinh thần. Toàn thể ấy bất động thì hồn
nhiên như không, nhất động thì sinh ra vạn vật, nhưng
251