Page 248 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 248

nhân, nên phải bắt đầu diệt nguyên nhân ấy. Theo Phật
    giáo thì nguyên nhân thứ nhất của sự sinh là "vô minh"
     (avidyâ) là mộng muội không thấu hiểu lẽ tử sinh; từ đó
    đến  sự  sinh,  còn  có  chín  nguyên  nhân  khác,  cùng  với
    lão,  bệnh,  tử và  các  nỗi  khổ não  do  sự  sinh  mà  ra,  gồm
    lại thành mười hai nguyên nhân, liên tiếp  mật thiết với
     nhau,  tức  là  thập  nhị  nhân  duyên  mà  vô  minh  là
     nguyên nhân thứ nhất, cần phải trừ diệt trước hết.
       Đệ tứ đề, tức đạo đề (marga). Nguyên nhân "vô minh"
     là  một  đám  mây  mò  ám  che  lấp  con  mắt  những  kẻ  ở
     trong vòng luân hồi nghiệp báo.  Muốn  phá  tan  được  nó
     thì  chỉ  có  một  phương tiện,  chỉ  có  một  con  đường  (đạo)
     phải theo  mà  làm.  Phương tiện thần diệu  ấy tức  là  đạo
     bát  chính:  1)  Chính  kiến,  nghĩa  là  thành  thực  mà  tu
     đạo; 2) Chính tư duy, nghĩa là thành thực mà suy xét; 3)
     Chính  ngữ,  nghĩa  là thành  thực  mà nói  năng;  4)  Chính
     nghiệp nghĩa là thành thực mà làm việc;  5) Chính mệnh
     nghĩa  là  thành  thực  mà  mưu  sinh;  6)  Chính  tinh  tiến
     nghĩa là thành thực  mà mong tới;  7)  Chính niệm,  nghĩa
     là  thành  thực  mà  tưởng  nhớ;  8)  Chính  định,  nghĩa  là
     thành  thực  mà  ngẫm  nghĩ.  Ai  đã  thực  hành  được  tám
     đạo ấy, hiểu thấu được mười hai nhân duyên,  do từ dưới
     mà đến trên cho  đến đệ nhất nguyên nhân là "vô minh"
     lấy  trí  tuệ,  lấy công  đức  mà  phá  được  "vô  minh"  thê  là
     diệt  được  hết  thảy  các  nguyên  nhân  khác,  thê  là  hết
     sốhg hết chết,  hết nghiệp báo,  hết luân hồi,  thế là hoàn
     toàn giải thoát mà đến cõi nát bàn vậy.
        Luân  lý  của  Phật  giáo  gốc  ở  nghĩa  "nhất  thiết  bình
     đẳng"  và  ở  nghĩa  "vô  nhân  ngã",  thì  thực  là  một  thứ
     luân lý cao thượng, nhưng Phật giáo lại cốt dạy người ta


     250
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253