Page 251 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 251

thì  đại  ưóc  ngày sinh  vào khoảng  570 trước  kỷ nguyên,
    hơn  Khổng Tử chừng  20  tuổi.  Ngài  từng làm  quan  Trụ
    hạ sử nước Chu, coi giữ kho sách nhà vua, Ngài tuy làm
    quan  song  vẫn  tu  hành  đạo  đức,  lấy  sự  tự  ẩn  vô  danh
    làm  chủ.  ơ   nưóc  Chu  lâu  ngày,  sau  thấy  nhà  Chu  suy
    nhược  không  thể  vãn  hồi  được  bèn  bỏ  đi,  rồi  không  rõ
    tung tích  thê  nào.  Sách  của  ngài làm  ra,  chỉ  có  một  bộ
    Đạo Đức kinh thôi.
       Lão  tử  là  tiên  phong cho  tư  tưởng đương  thòi,  phàm
    chư  tử  bách  gia  đòi  sau,  phần  nhiều  là  gốc  ở  Lão  học.
    Nội dung của Lão học đại khái như sau này:
        1) Thiên luận.  -  Trước Lão tử thì  trong tư tưởng  giới
    người ta đều cho trời là có ý chí và chủ tể hết thảy.  Đến
    đòi Xuân Thu  Chiến  quốc  là buổi chiến loạn liên  miên,
    người ta đốỉ vói trời bèn sinh lòng hoài nghi, rồi đến oán
    vọng  trách  mạ.  Lão  tử  là  giòng  quí  tộc,  thấy  chê  độ
    phong  kiến  đương  ở  vào  cảnh  vỡ  lở,  lại  càng  có  phẫn
    khái  nhiều,  cho  nên  ngài  cho  rằng:  "Tròi  đất  là  bất
    nhân,  xem  vạn  vật  như  đồ  chó  rơm"‘^^  Ngài  đã  không
    tin tròi cho nên mới nêu ra một cái gọi là "đạo" là cái "tự
    nhiên  hỗn  thành  trước  khi  có  tròi  đất,  im  lặng  quạnh
    quẽ,  đứng  một  mình  mà  không  đổi,  chỗ  nào  cũng  đi
    khắp mà không mỏi,  muôn vật trong vũ trụ đều gổc ở đó
    mà  sinh  ra"'^\  Tác  dụng của  đạo  là "Đạo  sinh  một,  một
    sinh  hai,  hai  sinh  ba,  ba  sinh  vạn  vật"'®*.  Đạo  chỉ  là  tự
    nhiên,  không  có ý  chí,  cho  nên  ngài  lại  nói  rằng:  "Trời



      Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật như sô cẩu.
       Hữu vật hỗn  thành,  tiện  thiên  địa  sinh  tịch  hề,  liên  hề độc lập nhi bất
     cái, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu.
      Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.

                                                                253
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256