Page 256 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 256
VIII. - GIÁO DỤC
Tổ tiên ta bắt đầu học chữ Hán ngay từ buổi đầu đòi
Bắc thuộc, mà có lẽ từ đòi Triệu Đà nữa, song việc giáo
dục bắt đầu có tổ chức thì từ đòi Sĩ Nhiếp. Cách tổ chức
ấy, sử sách không chép rõ thê nào, song ta có thể đoán
là còn sơ sài lắm, mà trình độ giáo dục cũng chưa được
cao, cho nên phàm những người có tiếng về học vấn ở
thời đại Bắc thuộc đều đã du học ở Trung Quốc (Lý
Triều, Lý Cầm, Trương Trọng). Đến triều Ngô và triều
Đinh độc lập, thời vì trị nước không được lâu mà lại
phải lo chỉnh đốh việc võ bị và chính trị, chưa rảnh mà
tổ chức việc giáo dục, cho nên việc học bấy giò chỉ có ở
trong các chùa chiền. Ta có thể nói rằng đòi bấy giò hán
học nhò phật học mà truyền bá ở trong dân gian. Lý
Công Uẩn là vua sáng nghiệp của triều Lý, cũng từng
chịu giáo dục ồ nhà chùa*'\
Triều Lý, đến đời Lý Thánh Tôn (1054-1072) thì việc
dẹp loạn đã tạm yên, việc chính trị cũng đã chỉnh đốn,
nên vua đổi quốc hiệu là Đại Việt và bắt đầu sửa sang
việc học. Ngài sai lập Văn miếu (nưốc ta có văn miếu là
từ đấy) sai làm tượng Chu Công. Khổng Tử và thất thập
nhị hiền để thờ, tỏ ý tôn trọng nho học. Đòi vua Trần
Nhân Tôn năm 1075 mở khoa thi tam trường để chọn
người minh kinh bác học bổ làm quan, đó là kỳ thi thứ
nhất ở nước ta, chọn được mười người, thủ khoa là Lê
Văn Thịnh. Nám 1076 vua lại lập trường Quốc Tử Giám
Khi ba tuổi, mẹ đem cho nhà sư ồ Chùa cổ Pháp là Lý Khánh Văn làm
( 1)
con nuôi.
258