Page 260 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 260

giống  triều  Lê  và  đòi  Trần  mạt,  ỏ  mỗi  huyện  có  quan
     Huấn  đạo,  mỗi  phủ  có  quan  Giáo  thụ,  dạy  tứ  thư  ngũ
     kinh và bắc sử cho học trò khá. 0  mỗi tỉnh có quan Đốc
     học  dạy các  sinh  đồ cao  đẳng.  Tỉnh  nào  gặp  được  quan
     Đốc  học  học  hạnh  có tiếng thì  đến các  Tú  tài  Cử  nhân
     cũng theo học  để dự bị đi thi hội.  Nhưng nếu  quan Đốc
     học là người tầm  thường thì có khi trường công bỏ trốhg,
     mà các trường tư thì người ta theo học rất đông,  ó  kinh
     đô thì có trường Quốc Tử Giám, các quan Tế Tửu và Tư
     nghiệp dạy các ấm sinh dự bị đi thi hường, và các Tú tài
     Cử nhân  dự bị đi thi hội.  Các vị học quan kể trên đều ỏ
     dưói quyền giám đốc của bộ Lễ, hoặc bộ Học.
        Trong dân gian thì xưa nay việc học vẫn hoàn toàn tự
     do,  tự bậc tiểu học  đến đại học,  nhân dân tự lo liệu lấy.
     Thầy  học  thì  có từ thầy  khóa,  thầy  đồ,  thầy  tú  dạy trẻ
     con,  cho  đến  bậc  đại  khoa  không  xuất  chính  hay  các
     quan trí sĩ, có người dạy đến trăm nghìn học trò.  Những
     nhà  nho  học  có  tiếng  xưa  nay  như  Chu  Văn  An  đòi
     Trần,  Lê  Quí  Đôn,  Nguyễn  Bỉnh  Khiêm,  Phùng  Khắc
     Khoan  đòi  Lê,  Võ  Trường  Toản,  Nhữ  Bá  Siễn  ở  đời
     Nguyễn,  đều  là  những  sư  nho  được  người  thò  kính  đòi
     đòi.  Việc  dạy  học  xưa  là  một  chức  vụ  tôn  nghiêm,  ông
     thầy vẫn lấy làm trịnh trọng,  mà học trò cũng hết lòng
     tôn  kính.  Học  trò  thường  thường  xem  thầy  học  như
     cha^^\  thầy  chết  học  trò  phải  để  tang  ba  năm.  Các  học
     trò  một  trường  thường  tô  chức  thành  hội  đồng  môn,
     hoặc  do  thầy  lập  ra,  hoặc  do  học  trò  tự  lập.  Thầy  xem
     trong  môn  sinh  ai  là  hiển  đạt  hơn  hoặc  có  tuổi  hơn  thì

       Luân  lý khổng giáo để thầy học trên cha, chỉ ỏ  dưối  vua  thôi  (quân  sư
     phụ).
     262
   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265