Page 272 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 272
có tiếng chỉ^'\ sau mượn đến những tiếng về khoa học,
về triết học. Những tiếng Pháp mượn đó cũng biến hóa
theo tinh thần của Việt ngữ không được tiện, nên hiện
nay người ta lại có khuynh hướng mượn tiếng ở chữ hán
để diễn dịch những ý tứ thuộc về học thuật mới, vì người
Tàu đã đặt những tiếng mói để dùng về các môn học
mới Ngoài tiếng Pháp và chữ hán, Việt ngữ cũng
đương tùy tiện mà mượn thêm của tiếng Tàu, tiếng
Chàm, tiếng Mọi, tiếng Cao Man, tiếng Ai Lao và tiếng
Ấn Độ.
Chữ nôm
Khi các nhà văn nước ta mới bắt đầu làm văn bằng
Việt ngữ thì họ dùng một thứ chữ riêng gọi là chữ nôm.
Theo sử chép thì chữ nôm là do Hàn Thuyên (đời Trần
Nhân Tôn) đặt ra, nhưng lại có người cho rằng chính Sĩ
Nhiếp (187-226) là người đặt ra thứ chữ nôm ấy để dịch
những sách kinh truyện ra Việt ngữ mà dạy cho người
Giao Chỉ^^^ Dầu sao trong suốt thòi kỳ Bắc thuộc ta
không thấy có chút dấu tích chữ nôm nào. Mãi đến đòi
Như rượu vang (vin), cái xoong (casserole), nhà ga (gare), toa xe (wayon),
ông ách (adjudant), ông xếp (chef).
Như triết học, sinh lý học, hữu hạn công ty, cổ phần V.V..
Sĩ vương bắt đầu lấy tiếng Tàu dịch ra tiếng ta, nhưng đến chữ "thư
cưu" thì không biết ta gọi là chim gì, đến chữ "dương đào" thì không biết ta
gọi là quả gì. (Đại Nam Quốc ngữ, của Nguyễn Văn San, tức Văn đa cư sĩ ỏ
đời Tự Đức). Sĩ vương là người đất Quảng Tín, quận Thương Ngô thuộc về
tỉnh Quảng Tây nưỏc Tàu bây giờ, mà bên ấy từ xưa đã có một thứ tục tự
hệt như thứ chữ nôm của ta, bắt đầu lấy những thi thơ của Tàu dạy cho
dân ta, mới suy theo lối chữ tục ấy bày ra cách chữ nôm ta. (Chữ nốm vói
quỗc ngữ, của Sở cuồng Lê Dư, đăng ở Nam Phong).
274