Page 274 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 274
và một quyển giáo lý vấn đáp Catéchisme annamite et
latin. Sau đó non hai trăm năm, giám mục d'Adran (đức
cha Bá Đa Lộc) sửa sang lại mà thành bộ tự điển Việt
ngữ sang La tinh ngữ, nhưng làm chưa xong thì ông
mất. Kế có giám mục Tabert tiếp tục biên thành bộ
Dictionnaire Annamitico - Latinum. Xem chữ quốc ngữ
trong bộ tự điển ấy giốhg hệt như chữ quốc ngữ ngày
nay, cho nên ta có thể nói rằng thể thức chữ quốc ngữ
ngày nay là do hai giám mục Adran và Tabert xác định.
Buổi đầu chỉ có các nhà truyền giáo sư dùng chữ quốc
ngữ để dịch những sách kinh nhật tụng cùng sách giáo
lý vấn đáp. Đến sau khi Nam Việt thành thuộc địa
(1867) Chính phủ đem chữ quốc ngữ dạy ở các trường
học, các nhà tân học bấy giò, như Trương Vĩnh ký
Paulus Của, cũng dùng chữ quốc ngữ để viết văn. ó
Trung Việt bấy giò có ông Nguyễn Trường Tộ xin triều
đình thông dụng chữ quốc ngữ nhưng trong buổi hán
học thịnh hành lòi đề xướng của ông không ai để ý đến.
Đến đầu thế kỷ 20 thì các nhà học giả Bắc Việt, như
Đào Nguyên Phổ, Phan Kế Bính cũng bắt chưóc văn sĩ
Nam Việt mà dùng chữ quốc ngữ để viết sách viết báo.
Năm 1906 Chính phủ Bắc Việt đặt Hội đồng cải cách
học vụ (conseil de períecitonement de 1'enseignement)
sửa lại chương trình và bắt đầu dùng Việt ngữ làm một
món giáo khoa phụ. Năm 1908 ở Trung Việt đặt bộ Học
để thi hành việc cải lương ấy. Thế và Việt ngữ đã được
Chính phủ thừa nhận đem dùng ở trong học giói. Đến
năm 1 9 1 5 v àl9 1 9 ở Bắc Việt và Trung Việt bỏ khoa cử,
từ đó Việt ngữ có địa vị trọng yếu trong chương trình
học vụ mà lần lần thông dụng trong khắp ba xứ.
276